CPTPP
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự do được đàm phán từ tháng 3/2010, bao gồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. TPP được chính thức ký ngày 4/2/2016 và được dự kiến sẽ có hiệu lực từ 2018. Tuy nhiên, đến tháng 1/2017, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP, khiến TPP không thể đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến ban đầu. Tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên còn lại của TPP (không bao gồm Hoa Kỳ). CPTPP chính thức có hiệu lực với Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore và New Zealand từ ngày 30/12/2018, với Việt Nam từ 14/1/2019, với Peru từ 19/9/2021, với Malaysia từ 29/11/2022, với Chile từ 21/02/2023 và với Brunei từ 12/07/2023. Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (gọi chung là Vương quốc Anh) là nền kinh tế đầu tiên ngoài nhóm sáng lập tham gia vào Hiệp định, chính thức ký thỏa thuận Văn kiện gia nhập CPTPP vào ngày 16/07/2023, nâng tổng số thành viên của Hiệp định lên 12 thành viên. CPTPP với sự tham gia của Vương quốc Anh có hiệu lực với Vương quốc Anh và các nước Nhật Bản, Singapore, Chile, New Zealand, Việt Nam, Peru, Malaysia và Brunei từ ngày 15/12/2024, với Australia từ ngày 24/12/2024. Ngoài các nước thành viên, hiện có 05 quốc gia/nền kinh tế khác đã chính thức nộp đơn xin gia nhập CPTPP, bao gồm: Trung Quốc, Đài Bắc Trung Hoa (tháng 9/2021), Ecuador (tháng 1/2022), Costa Rica (tháng 8/2022) và Uruguay (tháng 12/2022). Văn kiện CPTPP bao gồm 30 Chương, 04 Phụ lục và một số Thư song phương giữa các bên của CPTPP.
- Nghị định số 13/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Biểu thuế xuất - nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện CPTPP giai đoạn 2025 - 2027
- Nghị Định 77/2023/NĐ-CP về Quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
- Lấy ý kiến Doanh nghiệp về DT sửa đổi bổ sung Nghị định 115/2022 về biểu thuế XNK ưu đãi thực thi CPTPP 2022-2027
- Nghị định 115/2022/NĐ-CP về Biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022-2027
- Tình hình XNK một số mặt hàng chính sang các nước thành viên CPTPP tháng 7/2021
- Tình hình XNK một số mặt hàng chính sang các nước thành viên CPTPP tháng 6/2021
- Tình hình XNK một số mặt hàng chính sang các nước thành viên CPTPP tháng 5/2021
- Tình hình XNK một số mặt hàng chính sang các nước thành viên CPTPP 4 tháng đầu năm 2021
- Diễn đàn: Thuận lợi và khó khăn đối với VN khi thực hiện CPTPP trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
- Việt Nam dành cho các doanh nghiệp Mexico: Cẩm nang kinh doanh
- Hướng dẫn cho doanh nghiệp về Biện pháp Phòng vệ thương mại trong bối cảnh CPTPP
- Giới thiệu về cơ chế Tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định CPTPP
- CPTPP và Hoạt động XDPL: Bối cảnh và cách thức xây dựng pháp luật thực thi CPTPP
- CPTPP và Hoạt động XDPL: So sánh công tác nội luật hóa cam kết CPTPP với các FTA đã có hiệu lực
- CPTPP và Hoạt động XDPL: Mục tiêu của hoạt động xây dựng pháp luật thực thi CPTPP
- CPTPP và Hoạt động XDPL: Các nhóm cam kết CPTPP không phải “nội luật hóa”
- CPTPP và Thị trường Canada: Các đối thủ cạnh tranh chính của hàng hóa Việt Nam tại Canada
- CPTPP và Thị trường Canada: Quy trình và thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Canada
- CPTPP và Thị trường Canada: Cơ hội từ CPTPP cho xuất khẩu của Việt Nam ở thị trường Canada
- CPTPP và Thị trường Canada: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Canada
- Mở ra hướng phát triển mới cho quan hệ kinh tế Việt Nam-Australia
- CPTPP và Thị trường Australia: Cơ hội tiếp cận thị trường hàng hóa của Australia từ các cam kết cắt giảm thuế quan trong CPTPP
- CPTPP và Thị trường Australia: Cơ hội tiếp cận thị trường hàng hóa của Australia từ các cam kết cắt giảm hàng rào phi thuế quan trong CPTPP
- CPTPP và Thị trường Australia: Cơ hội tiếp cận thị trường dịch vụ, đầu tư của Australia