Văn kiện đàm phán

Tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ tư tại Doha, Qatar, vào tháng mười một năm 2001, các chính phủ là thành viên của WTO đã đồng ý để khởi động các cuộc đàm phán mới. Các nước cũng đã đồng ý thảo luận cả về những vấn đề khác, đặc biệt là việc thực thi đầy đủ các hiệp định hiện tại. Toàn bộ gói các vấn đề được gọi là Chương trình Nghị sựPhát triển Doha (Doha Development Agenda (DDA)

Xem thêm

Gói Tháng 7/2008“Gói Tháng 7/2008” là một “nấc thang” trên con đường tiền tới kết thúc vòng đàm phán Doha. Nhiệm vụ chính của các thành viên WTO là giải quyết hàng loạt các câu hỏi nhằm hoàn thành hiệp định cuối cùng trong Nghị trình Phát triển Doha. Các cuộc tham vấn diễn ra giữa một nhóm các bộ trưởng đại diện cho tất cả các lợi ích khác nhau trong các cuộc đàm phán. Một loạt các cuộc họp đã được tổ chức tại Geneva từ ngày 21 đến ngày 30 tháng 7 năm 2008.Mục tiêu

Xem thêm

Các đàm phán nông nghiệp bắt đầu từ năm 2000, theo một cam kết giữa các thành viên trong Vòng đàm phán Uruguay 1986 – 1994, nhằm tiếp tục cải cách thương mại. Các cuộc đàm phán này được tiếp tục tại vòng Doha khởi động vào năm 2001. Nói chung, mục tiêu của các cuộc đàm phán này là giảm thiểu sự bóp méo trong thương mại nông nghiệp được thực hiện bởi thuế quan cao và các hàng rào khác, trợ cấp xuất khẩu, và một số hỗ trợ nội địa. Các cuộc đàm phán cũng tính đến các vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị và xã hội trong lĩnh vực này và nhu cầu của các nước đang phát triển.

Xem thêm

Phạm vi sản phẩmCác sản phẩm phi nông sản bao gồm sản phẩm công nghiệp, sản phẩm chế tạo, hàng dệt may, nhiên liệu và sản phẩm khai mỏ, giày dép, đồ trang sức, sản phẩm lâm nghiệp, thủy sản và hóa chất. Tính chung lại, hàng hóa phi nông nghiệp chiếm tới gần 90% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu toàn thế giới.

Xem thêm