Tóm tắt vấn đề Thâm nhập thị trường phi nông sản (NAMA) trong vòng đàm phán Doha
15/09/2010 1218Phạm vi sản phẩm
Các sản phẩm phi nông sản bao gồm sản phẩm công nghiệp, sản phẩm chế tạo, hàng dệt may, nhiên liệu và sản phẩm khai mỏ, giày dép, đồ trang sức, sản phẩm lâm nghiệp, thủy sản và hóa chất. Tính chung lại, hàng hóa phi nông nghiệp chiếm tới gần 90% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu toàn thế giới.
2001: Khởi động Chương trình Phát triển Doha (tháng 11) 2002: Nhóm đàm phán về sản phẩm công nghiệp (NAMA): được thiết lập bởi TNC (tháng 2) 2002: Cuộc họp đầu tiên của Nhóm Đàm phán (Tháng 7) 2004: Chương trình tháng 7. Một gói đàm phán nhằm thiết lập các công thức thống nhất 2005: Thêm một thỏa thuận tại Hội nghị Bộ trưởng ở Hong Kong (tháng 12) 2007: Dự thảo công thức “Dự thảo tháng 7-2007) 2008: Dự thảo công thức sửa đổi (tháng 2, 5, 7 và 12) |
Mục tiêu đàm phán
“Nhằm giảm dần hoặc bãi bỏ các hàng rào thuế quan, bao gồm cắt giảm hoặc loại bỏ những mức thuế cao (high tariffs), mức thuế đỉnh (tariff peaks) và các hình thức thuế quan lũy tiến (tariff escalations) cũng như các rào cản phi thuế quan, đặc biệt là đối với hàng xuất khẩu sang các nước đang phát triển”
Ba yếu tố trọng yếu trong đàm phán
• Cắt giảm thuế quan theo công thức chung dựa trên một hệ số. Có tất cả khoảng 40 nước, bao gồm cả những nước có kim ngạch thương mại lớn nhất thế giới, sẽ áp dụng công thức này. Các nước còn lại sẽ áp dụng những điều khoản cụ thể riêng.
• Linh hoạt với các nước đang phát triển (qua đó cho phép hạn chế bớt phần nào ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế quan lên những lĩnh vực kinh tế nhạy cảm nhất của các nước này)
• Đãi ngộ đặc biệt với các nền kinh tế nhỏ, dễ tổn thương (31); các nước kém phát triển nhất (LDCs) (32); các thành viên mới gia nhập (RAMs) (13); các thành viên có mức ràng buộc (binding coverage) thấp (12); và các trường hợp khác.
Dự thảo đàm phán mới nhất
Dự thảo công thức NAMA mới được ban hành ngày 6/12/2008 bởi chủ tịch đàm phán về tiếp cận thị trường, xây dựng dựa trên 3 bản dự thảo cũ và cung cấp thêm nhiều chi tiết và lựa chọn cho các bộ trưởng đàm phán gói cuối cùng về các công thức. Cho đến nay thì dự thảo đã gần như hoàn thành.
Dưới đây là một số yếu tố chính của dự thảo:
Công thức cắt giảm thuế và những sự linh hoạt
Việc cắt giảm thuế quan được tính toán theo công thức “Thụy Sĩ đặc biệt” (“simple Swiss” formula) với các hệ số riêng biệt cho các nước phát triển hoặc đang phát triển. Theo công thức này, với mức thuế càng cao thì mức cắt giảm càng sâu. Tuy nhiên, trong khi các nước thành viên phát triển sẽ áp dụng một hệ số chung như nhau, thì có tới 3 tùy chọn hệ số khác nhau cho các thành viên đang phát triển, tùy theo mức độ linh hoạt mà những nước này muốn lựa chọn. Hệ số càng thấp thì mức độ linh hoạt càng cao và ngược lại.
Các công thức dự thảo của Chủ tịch bao gồm các hệ số: 8 cho các nước phát triển và 20, 22, 25 cho các nước đang phát triển. Do đó không phải tất cả các nước đang phát triển cùng áp dụng một hệ số. Việc sử dục các hệ số khác nhau phụ thuộc vào 3 lựa chọn:
- Một thành viên lựa chọn áp dụng hệ số thấp nhất, 20, sẽ phải cắt giảm ít hơn hoặc không phải cắt giảm trong 14% các dòng thuế quan đối với các sản phẩm công nghiệp nhạy cảm nhất của nó, với điều kiện là các dòng thuế này không vượt quá 16% tổng giá trị nhập khẩu các sản phẩm phi nông nghiệp của nó. Các mức thuế này sẽ phải cắt giảm bằng một nửa so với mức cắt giảm công thức đã được thống nhất. Để thay thế, thành viên đó có thể giữ 6,5% các dòng thuế không ràng buộc hoặc không cắt giảm thuế, miễn là chúng không vượt quá 7,5% tổng giá trị nhập khẩu các sản phẩm phi nông sản của nước này.
- Một thành viên lựa chọn hệ số 22 sẽ phải cắt giảm ít hơn hoặc không cắt giảm một số lượng nhỏ hơn các sản phẩm: tới 10% các dòng thuế quan đối với các sản phẩm công nghiệp nhạy cảm nhất, miễn là các dòng thuế này không vượt quá 10% tổng giá trị nhập khẩu các sản phẩm phi nông sản. Các mức thuế quan này sẽ phải cắt giảm bằng một nửa so với mức cắt giảm công thức đã thống nhất. Để thay thế, thành viên đó có thể giữ 5% các dòng thuế không bị ràng buộc hoặc không cắt giảm thuế, miễn là chúng không vượt quá 5% tổng giá trị nhập khẩu các sản phẩm phi nông sản.
- Một thành viên lựa chọn hệ số cao nhất, 25, sẽ phải áp dụng đối với tất cả các sản phẩm của nó mà không có loại trừ nào.
Các hệ số đề xuất nghĩa là:
- Mức thuế quan cao nhất tại các nước phát triểnsẽ dưới 8%. Điều này nghĩa là các nước phát triển sẽ có các mức thuế suất ràng buộc ở mức trung bình thấp hơn 3%, và cao nhất dưới 8% kể cả đối với các sản phẩm nhạy cảm nhất
- Đa số các dòng thuế quan của các nước đang phát triển áp dụng công thức nhỏ hơn 12-14%, phụ thuộc vào hệ số và tính linh hoạt sử dụng. Ở các nước đang phát triển, việc áp dụng công thức, thuế quan ràng buộc sẽ ở mức trung bình 11-12%, và chỉ một lượng hạn chết các dòng thuế sẽ có mức trên 15%
- Khác biệt giữa mức thuế suất ràng buộc và mức thực áp dụng sẽ giảm đi đáng kể.
Việc cắt giảm thuế quan sẽ được thực hiện dần dần trong một khoảng thời gian 5 năm đối với các nước phát triển và 10 năm đối với các nước đang phát triển, bắt đầu từ ngày 1/1 của năm sau khi các kết quả của vòng đàm phán Doha bắt đầu có hiệu lực.
Nói chung, có khoản 40 thành viên áp dụng công thức Thụy Sĩ (các thành viên khác áp dụng theo các điều khoản đặc biệt), chiếm gần 90% thương mại phi nông sản thế giới. Trong đó, có 4 thành viên mới gia nhập (RAMs)
Bản dự thảo bao gồm:
Một điều khoản gọi là “chống tập trung”, để tránh loại trừ toàn bộ các lĩnh vực từ việc cắt giảm thuế quan. Một mức tối thiểu 20% các dòng thuế hoặc 9% giá trị các sản phẩm nhập khẩu trong mỗi chương thuế sẽ bị cắt giảm thuế theo công thức đầy đủ.
Các điều khoản quốc gia đặc biệt
Dự thảo bao gồm cách đối xử đối với:
• Nam Phi, Botswana, Lesotho, Namibia và Swazilan, các thành viên của Liên minh Thuế quan Nam phi: các nước này sẽ có thêm nhiều điều kiện linh hoạt hơn để đàm phán
• Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay, quan ngại đối với việc tính toán giá trị hạn chế thương mại tác động bởi những linh hoạt. Tổng trị giá nhập khẩu phi nông sản của Brazil sẽ được áp dụng.
• Oman. Vì nước này là một thành viên mới gia nhập và là thành viên của Hội đồng Hợp tác Gulf (Gulf Cooperation Coucil) nên sẽ không bị yêu cầu giảm bất kì mức thuế quan ràng buộc nào dưới 5% sau khi áp dụng công thức
Các điều khoản đặc biệt dành cho quốc gia khác (Argentina và Venezuela) vẫn đang được đàm phán
Các lĩnh vực cắt giảm thuế quan sâu hoặc loại bỏ hoàn toàn
Dự thảo của Chủ tịch cũng lưu ý các công việc tiếp theo vẫn là về các vấn đề gọi là “sáng kiến ngành”. Một số thành viên đã được khuyến khích tham gia vào đàm phán thực hiện cắt giảm thuế quan sâu hơn nữa trong một số lĩnh vực phi nông nghiệp. Có 14 lĩnh vực hiện đang được đưa ra xem xét: Ô tô và các bộ phận iên quan, xe đạp và các bộ phận liên quan, hóa chất, điện tử/sản phẩm điện tử, cá và các sản phẩm cá, sản phẩm lâm nghiệp, đồ trang sức và đá quý, nguyên liệu thô, thiết bị thể thao, dụng cụ y tế, dược và chăm sóc sức khỏe, dụng cụ dùng tay, đồ chơi, dệt may, quần áo và giày dép, và máy móc công nghiệp.
Một sáng kiến ngành thành công sẽ đem đến kết quả là các mức thuế quan trong ngành đó sẽ được cắt giảm hoặc thậm chí là loại bỏ. Dự thảo cũng nhấn mạnh tính tự nguyện tham gia vào sáng kiến này nhưng cũng đề cập đến việc một số thành viên muốn có cam kết bởi các thành viên khác về việc tham gia vào sáng kiến như là một cách để cân bằng lợi ích nói chung. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một sự đồng thuận về việc làm sao và khi nào để xác định cam kết của các thành viên tham gia trong các lịch vực mà không thay đổi đặc thù không tự nguyện của các đàm phán này. Các đàm phán này cũng yêu cầu một “dây chuyền” các nước tham gia vào sáng kiến để nó có thể thực hiện được. Sau khi lựa chọn các công thức, các thành viên lựa chọn tham gia sẽ có 45 ngày để biểu thị sự tham gia của mình trong các cuộc đàm phán nếu như họ đã không làm vậy trước khi các công thức được thiết lập.
Các thành viên mới gia nhập (RAMs)
Albania, Armenia, Cape Verde, Cộng hòa Yugoslav (cũ) của Macedonia, Kyrgyz Republic Moldova, Mongolia, Ả rập Saudi, Tonga, Việt Nam và Ukraine sẽ không phải cắt giảm thuế quan ngoài những cam kết gia nhập của họ.
Các nước mới gia nhập như Trung Quốc, Đài Loan và Croatia được gia hạn thời gian thực hiện 3 năm trong các cam kết Doha
Công thức đối với các thành viên phát triển khác (khoảng 75)
32 nước nghèo nhất (các nước kém phát triể nhất hay LDCs) được miễn cắt giảm thuế quan, có các điều khoản đặc biệt cho xấp xỉ 31 SVEs và cho 12 nước phát triển với các mức ràng buộc thấp. Kết quả là, các nền kinh tế đang phát triển tương đối yếu sẽ giữ các mức thuế quan trung bình cao hơn và cấu trúc thuế quan linh hoạt hơn. Tuy nhiên, họ sẽ đóng góp vào các cuộc đàm phán bằng cách gia tăng đáng kể số lượng các ràng buộc và giảm “nước” (khác biệt giữa các tỉ lệ ràng buộc và tỉ lệ thực áp dụng) và ràng buộc một số lượng lớn các mức thuế quan. Bolivia, Fiji và Gabon được loại ra khỏi các nguyên tắc này như một trường hợp đặc biệt. Cũng có những giải pháp đề xuất cho các thành viên có quyền tiếp cận ưu đãi thị trường các nước phát triển nhưng các ưu đãi này đang bị xói mòn dần do việc cắt giảm thuế quan. Thêm nữa, có các điều khoảncho các nước đang phát triển mà không được các ưu đãi tiếp cận thị trường và sẽ bị ảnh hưởng bởi giải pháp này (Bangladesh, Cam Pu Chia, Nepal, Pakistan và Sri lanka)
Hàng rào phi thuế (NTBs)
NTBs là các biện pháp hạn chế không liên quan tới thuế quan mà các chính phủ thực hiện (như hàng rào kỹ thuật, vệ sinh và các hình thức khác), và cũng là một phần của đàm phán. Các dự thảo đề xuất đã được các thành viên đệ trình lên một số biện pháp và tuân thủ dự thảo của Chủ tịch. Chủ tịch nói rằng quyết định xem các đề xuất này có được đưa vào văn bản đàm phán hay không sẽ được đưa ra vào thời điểm quyết định các công thức cuối cùng.
Xem thêm các vấn đề liên quan tại đường link sau:
http://www.wto.org/english/tratop_e/markacc_e/markacc_chair_texts07_e.htm