Tóm tắt vấn đề nông nghiệp trong vòng đàm phán Doha

15/09/2010    1957

Các đàm phán nông nghiệp bắt đầu từ năm 2000, theo một cam kết giữa các thành viên trong Vòng đàm phán Uruguay 1986 – 1994, nhằm tiếp tục cải cách thương mại. Các cuộc đàm phán này được tiếp tục tại vòng Doha khởi động vào năm 2001. Nói chung, mục tiêu của các cuộc đàm phán này là giảm thiểu sự bóp méo trong thương mại nông nghiệp được thực hiện bởi thuế quan cao và các hàng rào khác, trợ cấp xuất khẩu, và một số hỗ trợ nội địa. Các cuộc đàm phán cũng tính đến các vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị và xã hội trong lĩnh vực này và nhu cầu của các nước đang phát triển.

LỊCH TRÌNH

  • 2000: Khởi động đàm phán nông nghiệp (tháng 3).
  • 2001: Khởi động Chương trình Nghị sự Phát triển Doha. Vấn đề nông nghiệp được đưa vào (tháng 11)
  • 2004: “Cơ cầu khung” (framework) được thông qua (tháng 8)
  • 2005: Thêm các thỏa thuận tại Hội nghị Bộ trưởng Hong Kong (tháng 12)
  • 2006: Dự thảo công thức (tháng 6)
  • 2007: Sửa đổi dự thảo (tháng 7)
  • 2007–2008: Đàm phán chuyên sâu với văn kiện làm việc (tháng 9 tới tháng 1)
  • 2008: Tiếp tục sửa đổi dự thảo công thức (tháng 2 và tháng 5)

CÔNG THỨC” (modalities) là cách thức hay phương pháp thực hiện một việc nào đó - trong Nghị trình Phát triển Doha, đó là các kế hoạch chi tiết cho thỏa thuận cuối cùng, như là cắt giảm thuế quan và trợ cấp nông nghiệp thế nào, hay cách giải quyết linh hoạt với những trường hợp nhảy cảm ra sao. Một khi những công thức này được nhất trí, các nước có thể áp dụng các phương pháp thuế quan với hàng ngàn sản phẩm và các chương trình hỗ trợ khác nhau.
Đàm phán nhằm cải cách thương mại nông nghiệp diễn ra chủ yếu trên ba lĩnh vực: thâm nhập thị trường, hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Các công thức sẽ chỉ ra làm thế nào để đạt được điều này.

CÁC CÔNG THỨC NÀY CÓ Ý NGHĨA TRONG…

VẤN ĐỀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG: THUẾ QUAN, HẠN NGẠCH VÀ CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ

Đối với lúa mì, gạo, thịt bò, đường, bơ, khoai tây, dứa… – Mức độ cắt giảm thuế có thể phụ thuộc vào:

•    Mức thuế quan hiện thời: thuế càng cao thì cắt giảm càng nhiều, dao động từ 50% đến 66-73%, trung bình tối thiểu là 54% với các nước phát triển, và 33,3% đến 44-48% với các nước đang phát triển.
•    Sản phẩm có là “nhạy cảm” (với tất cả các nước) hay “đặc biệt” (với các nước đang phát triển) hay không: các sản phẩm nhạy cảm sẽ có mức cắt giảm chỉ bằng 1/3, 1/2 hoặc 2/3 mức cắt giảm thông thường nhưng với hạn ngạch thấp hơn; các sản phẩm đặc biệt cũng có mức cắt giảm nhỏ hơn, và một số còn có thể được miễn thuế hoàn toàn.
•    Thuế suất áp dụng có thấp hơn thuế suất ràng buộc (bound tariffs) hay không: Việc cắt giảm được thực hiện dựa trên mức ràng buộc hợp pháp. Mức thuế thực tế có thể được thấp hơn. Nếu 1 quốc gia đang phát triển có mức thuế suất ràng buộc là 100% nhưng chỉ thuế thực thu chỉ là 25%, thì mức thuế ràng buộc có thể bị cắt giảm 42,7%, xuống còn 57,3%. Nghĩa là không có thay đổi nào đối với mức thực tế áp dụng 25%, có nghĩa là còn có thể áp dụng gấp đôi mức thuế đó.
•    Tình trạng quốc gia: các nước kém phát triển nhất sẽ không phải cắt giảm thuế với bất kì sản phẩm nào, các nước đang phát triển nhìn chung sẽ có mức cắt giảm thấp hơn và linh hoạt hơn so với các nước phát triển, những nền kinh tế nhỏ và dễ bị tổn thương thậm chí sẽ có mức cắt giảm còn thấp và nhiều sự linh hoạt hơn nữa, và với những nước vừa mới gia nhập WTO cũng sẽ có những điều khoản đặc biệt.

HỖ TRỢ CHO NGƯỜI NÔNG DÂN VÀ CHO NÔNG NGHIỆP
Hỗ trợ về giá hay về thu nhập tùy theo mức sản xuất hay mức tiêu thụ, sẽ bị cắt giảm đáng kể nhưng không bị loại bỏ hoàn toàn. Những quốc gia đang cung cấp các khoản hỗ trợ lớn sẽ phải cắt giảm nhiều nhất, nhiều nước đã và đang cải cách các chương trình hỗ trợ của họ. Các nước đó và những nước còn lại sẽ vẫn được cho phép một mức hỗ trợ tượng trưng khá nhỏ, hoặc mức tối thiểu là 2,5% giá trị sản lượng với các nước phát triển và 6,7% với các nước đang phát triển. Mức hỗ trợ cho các sản phẩm cụ thể cũng bị giới hạn để tránh việc tập trung vào một sản phẩm nhất định.
Tuy nhiên một loạt các hỗ trợ nông nghiệp một cách tổng thể có thể sẽ đươc cho phép mà không bị giới hạn dưới dạng các “Hộp xanh lá cây” (Green Box), được xem là không làm biến dạng thị trường, ví dụ như: dành cho phát triển, cơ sở hạ tầng, các hoạt động nghiên cứu, khuyến nông, điều chỉnh cơ cấu... Các điều kiện cũng sẽ được thắt chặt nhằm ngăn chặn việc các khoản hỗ trợ thu nhập trực tiếp , ví dụ từ thúc đẩy sản xuất.


TRỢ CẤP XUẤT KHẨU
Các hình thức này sẽ bị loại bỏ từ năm 2013, bao gồm trợ cấp ẩn dưới dạng xuất khẩu tín dụng, phân biệt đối xử với doanh nghiệp nhà nước và trợ cấp lương thực không khẩn cấp.


DỰ THẢO MỚI NHẤT: Tháng 12/2008

CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA DỰ THẢO THÁNG 12/2008
HỖ TRỢ TRONG NƯỚC
(Giải thích về “các hộp”)
•    Hỗ trợ trong nước làm biến dạng thương mại nói chung (hổ phách + mức tối thiểu + Xanh lá cây): EU cắt giảm 80%; Mỹ/Nhật  Bản cắt giảm 70%; các nước còn lại cắt giảm 55%. Trong đó, cắt giảm ngay lần đầu (down-payment) của Mỹ, EU, Nhật Bản là 33% và các nước còn lại là 25%. Các nước phát triển khác có mức tổng hỗ trợ chiếm % giá trị sản lượng nhiều hơn sẽ cắt giảm lớn hơn. Việc cắt giảm được thực hiện trong thời gian 5 năm (với nước phát triển) và 8 năm (với nước đang phát triển)
•    Hộp hổ phách (AMS). Nhìn chung, EU cắt giảm 70%; Mỹ và Nhật Bản là 60%; các nước còn lại cắt giảm 45%. Các nước phát triển có hỗ trợ AMS chiếm % giá trị sản lượng nhiều hơn sẽ phải cắt giảm lớn hơn. Tương tự cũng có các mức cắt giảm ngay lần đầu.
•    Hỗ trợ màu hổ phách trên mỗi sản phẩm: giới hạn ở mức trung bình đối với hỗ trợ thông báo trong giai đoạn 1995 – 2000 với một số thay đổi đối vớiHoa Kỳ và một vài nước khác. Mức giới hạn của mỗi quốc gia được đưa vào phụ lục của các “công thức”.
•    Mức tối thiểu (de minimis): Mức tối thiểu đối với các nước phát triển giảm còn 2,5% giá trị sản lượng. Với các nước đang phát triển bằng 2/3 của mức đó trong vòng 3 năm tới 6-7% (không cắt giảm nếu hỗ trợ chủ yếu về sinh kế hoặc cho nông dân nghèo tài nguyên)
•    Hộp xanh lam (Blue Box)
Giới hạn ở mức 2,5% sản lượng đối với các nước phát triển, 5% đối với các nước đang phát triển
•    Hộp xanh lá cây (Green Box): Rà soát lại - đặc biệt là đối với hỗ trợ về thu nhập, để đảm bảo không trùng (tách riêng) với các cấp độ sản xuất, và đối với việc dự trữ lương thực của các quốc gia đang phát triển – và thắt chặt giám sát và kiểm tra.

 THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG:

•    Các loại thuế quan chủ yếu cắt giảm theo một công thức, theo đó buộc các mức thuế càng cao phải cắt giảm càng nhiều. Hiện nay chủ yếu là cắt giảm theo các con số cụ thể thay vì là một khoảng. Vớicác nước phát triển, các mức cắt giảm có thể tăng từ 50% thuế suất dưới 20%, 70% cho thuế suất trên 75%, tùy theo mức trung bình tối thiểu 54%, hạn chế đối với các mức thuế suất trên 100%. (với những nước đang phát triển, mức cắt giảm với mỗi bậc có thể là 2/3 của bậc tương ứng của các nước phát triển, tùy theo mức trung bình tối đa 36%)

•    Một vài sản phẩm có thể có mức cắt giảm thấp hơn nhờ những sự linh hoạt được tính đến từ nhiều quan ngại, bao gồm các sản phẩm nhạy cảm (áp dụng với tất cả nước), mức cắt giảm thuế thấp hơn được bù đắp bởi các hạn ngạnh thuế quan (tariff quotas) cho phép thâm nhập thị trường nhiều hơn với những mức thuế thấp hơn; các sản phẩm đặc biệt (dành cho các nước đang phát triển, các nền kinh tế dễ bị tổn thương cụ thể)
•    Các điều kiện bất ngờ (contingencies). Các nước phát triển sẽ loại bỏ hoặc giảm bớt các “biện pháp tự vệ đặc biệt” cũ ( đối với hàng hóa đã bị đánh thuế). Lựa chọn cho cho các nước này giữ lại một số biện pháp đã bị dỡ bỏ. Chi tiết các đề xuất khác về “cơ chế tự vệ đặc biệt” mới cho các nước đang phát triển được bổ sung vào dự thảo.

CẠNH TRANH XUẤT KHẨU


•    Trợ cấp xuất khẩu sẽ bị loại bỏ vào cuối năm 2013 (với các nước đang phát triển sẽ dài hơn). Một nửa số trợ cấp này sẽ bị loại bỏ vào cuối năm 2010.
•    Sửa đổi các điều khoản về tín dụng xuất khẩu, bảo đảm và bảo hiểm, viện trợ lương thực quốc tế (với một “hộp an toàn” trong trường hợp khẩn cấp) và các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc nhà nước.


TỪ ĐÓ...
Chủ tịch mới của các cuộc đàm phán về nông nghiệp, Đại sứ David Walker của New Zealand, đã chủ trì các cuộc thảo luận về các vấn đề vẫn chưa được giải quyết phát sinh từ dự thảo Tháng 12/2008, và về nhiệm vụ kỹ thuật thiết lập ra các “mẫu” – các form được chuẩn bị cho “lịch trình” (hoặc danh sách) cam kết của các thành viên, hay cho dữ liệu sử dụng để tính toán các cam kết, một số dữ liệu dưới dạng “bảng biểu” kèm theo các lịch trình cam kết. Bản thân các cam kết sẽ được chuẩn bị sau khi thống nhất các “công thức” – “công thức” bao gồm các phương thức tính toán các cam kết mới về thuế quan, hạn ngạch thuế quan và hỗ trợ. Nhưng các form và dữ liệu cần thiết sẽ được xác định với các “công thức, đó là lý do vì sao các công việc vẫn đang được thực hiện cho tới bây giờ.


Xem thêm các vấn đề liên quan tại đường link sau: http://www.wto.org/english/tratop_e/agric_e/chair_texts08_e.htm