Giới thiệu tóm tắt về Chương trình Nghị sự Phát triển Doha

31/12/2010    2086

Tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ tư tại Doha, Qatar, vào tháng mười một năm 2001, các chính phủ là thành viên của WTO đã đồng ý để khởi động các cuộc đàm phán mới. Các nước cũng đã đồng ý thảo luận cả về những vấn đề khác, đặc biệt là việc thực thi đầy đủ các hiệp định hiện tại. Toàn bộ gói các vấn đề được gọi là Chương trình Nghị sựPhát triển Doha (Doha Development Agenda (DDA)

Các cuộc đàm phán diễn ra tại Uỷ ban đàm phán thương mại Trade Negotiations Committee và các Tiểu ban của nó. Đây là những địa điểm mà thường được, hoặc là hội đồng thường trực và uỷ ban nhóm họp trong "những phiên đặc biệt", hoặc là địa điểm các nhóm đàm phán đặc biệt được tạo ra. Những công việc khác trong chương trình nghị sự diễn ra trong các hội đồng và các ủy ban khác của WTO.

Tuyên bố Doha nêu ra 19 chủ đề, hay 21, tùy theo quan niệm cho rằng vấn đề “quy tắc” cấu thành 1 hay 3 chủ đề. Phần lớn các nội dung này đòi hỏi phải tiến hành đàm phán; số còn lại thì đòi hỏi các biện pháp “thực thi”, phân tích và theo dõi đánh giá.


Lịch trình vòng đàm phán Doha

Tháng 11, năm 2001, đàm phán tại Doha
Tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ tư của WTO, các bộ trưởng nhất trí khởi động một vòng đàm phán thương mại mới, trong đó lấy các nhu cầu phát triển làm nòng cốt.
Tháng 9, năm 2003, đàm phán tại Cancún
Kết thúc Hội nghị Bộ trưởng lần thứ năm mà không đạt được sự đồng thuận về cách thức để xúc tiến các vòng đàm phán.
Tháng 7, năm 2004, đàm phán tại Geneva
Các thành viên thông qua chương trình khung cho các cuộc đàm phán về nông nghiệp, dịch vụ và mở cửa thị trường hàng phi nông sản (NAMA) (gói hỗ trợ tháng 7) mà từ đó đã trở thành cơ sở làm việc về các vấn đề này
Tháng 1 năm 2005
Vòng đàm phán không kết thúc đúng thời hạn.
Tháng 12, năm 2005, đàm phán tại Hồng Kông
Tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ sáu, các bộ trưởng đẩy nhanh tiến độ các cuộc đàm phán để vòng đàm phán kết thúc vào cuối năm 2006.  Gói hỗ trợ đạt được ở Hồng Kông thúc đẩy cam kết về nông nghiệp và mở cửa thị trường hàng phi nông sản (.NAMA), đồng thời lập kế hoạch đàm phán cho các lĩnh vực khác. Chính phủ các nước nhất trí cam kết hỗ trợ hàng tỉ đô la cho gói Hỗ trợ Thương mại bổ sung cho vòng đàm phán Doha.
Tháng 7, năm 2006
Các cuộc đàm phán bị tạm hoãn.
Tháng 1 năm 2007
Nối lại các cuộc đàm phán.
Tháng 7, năm 2008, đàm phán tại Geneva
Các nước thành viên thảo luận về gói hỗ trợ tháng 7 năm 2008: thành lập các thể thức về nông nghiệp và tiếp cận thị trường phi nông nghiệp. Lộ trình cho tất cả các chủ đề nhằm kết thúc hoàn thành năm 2008
Năm 2009 – Nay
Các cuộc đàm phán rơi vào bế tắc và không đạt được kết quả gì.