CPTPP và Thị trường Canada: Đặc điểm hệ thống phân phối của Canada
26/04/2021 1151Về các kênh phân phối
Tại Canada, hàng hóa chủ yếu được bán thông qua hệ thống siêu thị và cửa hàng lớn, các cửa hàng tiện lợi đã không còn thịnh hành, hiện chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
Bảng: Các loại hình phân phối hàng hóa tại Canada
Loại hình |
Tỷ lệ |
Siêu thị và các cửa hàng dạng truyền thống |
58% |
Các cửa hàng lớn gồm nhiều người bán |
20% |
Các cửa hàng độc lập và đặc biệt |
7% |
Cửa hàng thuốc và hóa mỹ phẩm |
9% |
Cửa hàng tiện lợi và trạm xăng |
3% |
Nguồn: Santandertrade, 2019
Các loại hình phân phối trên có thể tồn tại cả hai hình thức: cửa hàng truyền thống và cửa hàng trực tuyến, trong đó, hình thức trực tuyến ngày càng phát triển.
Các kênh thương mại điện tử lớn nhất hiện tại của Canada là: Amazon Canada, eBay Canada, Walmart Canada, Best Buy Canada, Canadian Tire, Costco Canada, Home Depot Canada…. Các nhà cung cấp hàng hóa nước ngoài có thể thông qua các kênh thương mại điện tử này để bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng Canada (hình thức bán hàng qua biên giới).
Bảng: Hệ thống phân phối của Canada
Loại hình |
Hàng hóa |
Địa điểm |
Các thương hiệu phổ biến |
Siêu thị, chợ thực phẩm, cửa hàng tạp hóa truyền thống, cửa hàng tiện lợi |
Thực phẩm và phi thực phẩm |
Hầu như khắp mọi nơi Nhiều hơn ở các thị trấn lớn |
Metro, Maxi, Walmart |
Đại siêu thị chuyên về một loại hình sản phẩm |
Đồ trang trí, văn hóa phẩm, thiết bị điện, điện tử, đồ chơi, phụ tùng ô tô, vật tư văn phòng…
|
Thường nằm ở ngoại ô các thị trấn |
Home Dépot Forzani |
Cửa hàng bách hóa |
Nhiều loại hàng hóa |
Thường nằm ở các trung tâm thành phố hoặc trung tâm mua sắm |
|
Cửa hàng giảm giá |
Chủ yếu quần áo và giày dép |
|
|
Cửa hàng nhỏ |
Tiệm bánh, tiệm thịt/cá, tiệm rau quả, tiệm hoa… |
Hầu như mọi nơi |
|
Cash & Carry |
Nhiều sản phẩm |
|
Costco |
Chuỗi mua sắm đặc biệt |
Dược phẩm, Dệt may, Các sản phẩm chăm sóc cá nhân nhỏ |
|
Nguồn: Santandertrade, 2019
Về kênh nhập khẩu hàng hóa
Hàng hóa nhập khẩu vào Canada được thực hiện theo 2 kênh chủ yếu sau:
- Trực tiếp từ nhà xuất khẩu đến nhà nhập khẩu
- Gián tiếp qua trung gian (các công ty thương mại)
Mỗi nhóm hàng hóa có thể có hình thức/kênh nhập khẩu phổ biến khác nhau.
Bảng: Các hình thức nhập khẩu phổ biến của Canada theo loại hàng hóa
Loại hàng hóa |
Hình thức phân phối |
Các thiết bị công nghiệp lớn |
Thường được nhập khẩu trực tiếp bởi người tiêu dùng cuối cùng
|
Các thiết bị nhỏ và vật tư công nghiệp |
Thường được nhập khẩu bởi các nhà bán buôn, các nhà phân phối độc quyền hoặc các chi nhánh bán hàng của nhà sản xuất.
|
Hàng tiêu dùng |
Thường được mua trực tiếp bởi các nhà bán buôn Canada, các cửa hàng bách hóa, các nhà đặt hàng qua thư, các chuỗi cửa hàng, các hợp tác xã thu mua hàng, các cửa hàng chuyên về một dòng sản phẩm. Các nhóm này có thể có các đại lý thu mua ở các nước sở tại để mua hàng hóa rồi nhập về Canada. |
Danh sách các nhà nhập khẩu lớn của Canada có thể được tìm thấy tại: https://www.ic.gc.ca/eic/site/cid-dic.nsf/eng/home
Nguồn: Trích dẫn "Sổ tay doanh nghiệp: Tận dụng CPTPP để xuất nhập khẩu hàng hóa
giữa Việt Nam & Canada" - Trung tâm WTO và Hội nhập
- Cảnh báo sớm nguy cơ Canada điều tra áp dụng biện pháp PVTM đối với mặt hàng đinh ốc nhập khẩu từ Việt Nam
- Doanh nghiệp Việt Nam - Canada đối thoại với Cục Hải quan TPHCM về CPTPP
- Canada coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong khu vực
- Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới
- Canada đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp với Việt Nam và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương