CPTPP và Thị trường Canada: Đặc điểm đáng lưu ý của thị trường Canada đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam
26/04/2021 1416Quy mô thị trường
Canada là một thị trường lớn với tổng GDP năm 2019 đạt hơn 1,736 nghìn tỷ USD (đứng thứ 10 thế giới, đứng thứ 2 trong CPTPP sau Nhật Bản (5,081 nghìn tỷ USD)). Canada có quy mô dân số tương đối nhỏ, chỉ khoảng 37,6 triệu người (đứng thứ 39 thế giới), nhưng có thu nhập cao trong nhóm các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), với tổng thu nhập bình quân đầu người của Canada năm 2019 đạt khoảng 46.290 USD/năm (đứng thứ 18 thế giới).
Hình 1: So sánh GPD của Canada với các nước trong CPTPP năm 2019
Nguồn: World Trade Indicator, Ngân hàng Thế giới (WB), 2021
Canada có một nền kinh tế phát triển khá ổn định, trong giai đoạn 2015-2019, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của nước này là 1,7%, tỷ lệ lạm phát trung bình là 1,67% và tỷ lệ thất nghiệp trung bình 6,33%.
Canada có 2 ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp. Tuy nhiên, tiếng Anh được sử dụng phổ biến hơn, do đó rất thuận lợi cho việc giao thương quốc tế.
Là nước có diện tích lớn thứ 2 thế giới và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ, Canada có 3 mặt giáp biển với lãnh thổ trải dài từ Đại Tây Dương (phía Đông) sang Thái Bình Dương (phía Tây) và giáp Bắc Băng Dương (Phía Bắc), thuận tiện cho hoạt động logistics.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 của Canada là 900 tỷ USD trong đó xuất khẩu đạt 447 tỷ USD còn nhập khẩu đạt 453 tỷ USD (nhập siêu). Trong số các thành viên CPTPP, Canada có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đứng thứ 3 sau Nhật Bản và Mexico.
Hình 2: So sánh kim ngạch XNK của Canada với các nước trong CPTPP năm 2019
Nguồn: ITC TradeMap, 2021
Canada có một nền nông nghiệp phát triển hiện đại và là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Các sản phẩm nông nghiệp chính của Canada là ngũ cốc, hạt có dầu, thịt, trứng, sữa, hoa quả ôn và hàn đới. Do đó nước này nhập khẩu không nhiều các sản phẩm nông nghiệp (chủ yếu là nông sản nhiệt đới), các sản phẩm nhập khẩu chính của Canada là sản phẩm công nghiệp (đặc biệt là phương tiện vận tải, nhiên liệu và các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất).
Bảng 1: Các sản phẩm nhập khẩu chính của Canada năm 2019
STT |
Mặt hàng nhập khẩu (NK) chính của Canada |
Kim ngạch NK năm 2019 (triệu USD) |
Tỷ trọng trong tổng NK |
1 |
Chương 87: Xe trừ phương tiện chạy trên đường sắt hoặc đường tàu điện, và các bộ phận và phụ kiện của chúng. |
74.437 |
16% |
2 |
Chương 84: Máy móc, thiết bị cơ khí, lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi.; các bộ phận của chúng |
69.214 |
15% |
3 |
Chương 85: Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên |
44.165 |
10% |
4 |
Chương 27: Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất từ chúng; các chất chứa bi-tum; các loại sáp khoáng chất |
33.231 |
7% |
5 |
Chương 39: Plastic và các sản phẩm bằng plastic |
16.359 |
4% |
6 |
Chương 30: Dược phẩm |
13.857 |
3% |
7 |
Chương 90: Dụng cụ và thiết bị quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra, chính xác, y tế hoặc phẫu thuật; các bộ phận và phụ kiện của chúng |
12.642 |
3% |
8 |
Chương 71: Ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy, đá quý hoặc đá bán quý, kim loại quý, kim loại được dát phủ kim loại quý, và các sản phẩm của chúng; đồ trang sức làm bằng chất liệu khác; tiền kim loại |
10.330 |
2% |
9 |
Chương 73: Các sản phẩm bằng sắt hoặc thép |
10.325 |
2% |
10 |
Chương 94: Đồ nội thất; bộ đồ giường, đệm, khung đệm, nệm và các đồ dùng nhồi tương tự; đèn và bộ đèn, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; biển hiệu được chiếu sáng, biển đề tên được chiếu sáng và các loại tương tự; nhà lắp ghép |
9.606 |
2% |
Nguồn: Trade Map ITC, 2021
Nguồn: Trích dẫn "Sổ tay doanh nghiệp: Tận dụng CPTPP để xuất nhập khẩu hàng hóa
giữa Việt Nam & Canada" - Trung tâm WTO và Hội nhập
- Cảnh báo sớm nguy cơ Canada điều tra áp dụng biện pháp PVTM đối với mặt hàng đinh ốc nhập khẩu từ Việt Nam
- Doanh nghiệp Việt Nam - Canada đối thoại với Cục Hải quan TPHCM về CPTPP
- Canada coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong khu vực
- Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư Việt Nam - Canada lên tầm cao mới
- Canada đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp với Việt Nam và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương