Hệ thống bán lẻ giày dép của Úc

10/11/2018    523

Doanh số bán lẻ giày dép chưa kể phần doanh số giày dép giày dép qua hệ thống cửa hàng bách hóa như The Mayer và David Jones đã đạt tới 2,1 tỷ USD năm 2015 có thể coi là con số rất lớn và rất đáng để cho các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta quan tâm đến thị trường này.

Giày dép nữ có thị phần xấp xỉ một nửa doanh số bán lẻ (49%). Đây cũng là mặt hàng mà hiện Trung Quốc vẫn có thị phần vượt trội, trong khi các doanh nghiệp nước ta mới chỉ phát huy thế mạnh của giày thể thao.

Đặc điểm ngành hàng, quy mô và xu thế biến động

Mặt hàng

Doanh số

(tỷ USD)

Tăng bình quân 2010-15

(%)

Tăng bình quân 2016-21

(dự kiến)

 (%)

Số lượng doanh nghiệp

Giày dép

2,1

-2,9

-0,6

1.406

Ngành hàng bán lẻ giày dép có mức độ tập trung khá thấp. Chỉ có 11,2% số doanh nghiệp tức khoảng 160 doanh nghiệp bán lẻ giày dép có doanh số bán lẻ hàng năm đạt trên 2 triệu đô la Úc. Bốn doanh nghiệp dẫn đầu thị trường bán lẻ tại Úc chiếm chưa đến 30% doanh thu bán lẻ của toàn ngành. Các doanh nghiệp đó là Betts Group www.betts.com.au, RCG http://rcgcorp.com.au/, Fusion Retail Brands www.fusionretailbrands.com.au và Super Retail Group www.superretailgroup.com.au.

Trong giai đoạn 2010-2015, doanh số bán lẻ giày dép đã giảm bình quân 2,9% mỗi năm. Trong giai đoanh này, cạnh tranh diễn ra rất khốc liệt trong đó có cả các thương vụ mua bán, sáp nhập lớn đã diễn ra như RCG đã mua lại Shoe Superstore vào tháng 8/2009, Fusion Retail Brands đã thâu tóm Colorado Group www.colorado.com.au  vào tháng 3/2011 và Super Retail Group đã mua lại Rebel Group http://www.superretailgroup.com.au  vào tháng 11/2011.

Các hãng bán lẻ giày dép cạnh tranh với nhau về giá cả, chủng loại, quy mô hoạt động và danh tiếng. Ngoài ra, đối với các loại giày dép chuyên dụng có thể kèm thêm cả độ bền nữa.
Các hãng bán lẻ giày dép cũng phải cạnh tranh với các cửa hàng bách hóa và cửa hàng bán lẻ có kết hợp bán lẻ trực tuyến và cửa hàng chỉ chuyên doanh bán lẻ trực tuyến như www.styletread.com.au và www.theiconic.com.au. Hai hãng bán lẻ này thậm chí bán cả giày dép có thương hiệu và được phép trả lại hàng hóa mà không mất cước phí bưu điện. Ngoài ra các các hãng bán lẻ còn phải cạnh tranh với hãng bán lẻ trực tuyến nước ngoài như www.asos.com/au của Vương Quốc Anh. Hãng này có chủng loại hàng hóa phong phú và miễn cước vận chuyển.

Đa số hãng bán lẻ giày dép đều vẫn thuộc sở hữu của người Úc. Các hãng giày dép nước ngoài có các hãng như Nike, Aldo và Novo. Đa số giày dép bán lẻ tại Úc là hàng nhập khẩu trong đó có nguồn hàng giá rẻ từ Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác.

Thị phần bán lẻ 

(i) RCG Corporation Limited: thị phần 8%
Đây là nhà phân phối độc quyền cho các thương hiệu The Athlete’s Foot, Platypus Shoes, Podium Sports, Skechers, Merrell, CAT, Vans, Dr. Martens, Saucony, Timberland, Sperry Top-Sider, K-Swiss, InStride, Palladium, Stance và Cushe. http://rcgcorp.com.au/

(ii) Betts Group Pty Ltd: thị phần 7%  http://www.betts.com.au/

(iii) Fusion Retail Brands Pty Ltd: thị phần 8%
Hãng này www.fusionretailbrands.com.au/ phân phối các sản phẩm có thương hiệu là Diana Ferrari; Mathers; Williams và Colorado. 

(iv) Super Retail Group: thị phần 7%
Tập đoàn này http://www.superretailgroup.com.au/  có các hãng bán lẻ là Amart Sports, Avanti Fitness, BCF Boating Camping Fishing, Goldcross Cycles, Rays, Rebel, Supercheap Auto, Workout World và Super Retail Commercial

Kênh bán lẻ

Nhu cầu tiêu dùng giày dép đã bị co hẹp lại trong những năm qua khi nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Úc nói riêng tăng trưởng chậm lại. Người Úc vốn dĩ chi tiêu tiền khá dễ dàng, ít có ý thức tiết kiệm. Trong giai đoạn đầu những năm 2000, tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình Úc gần như bằng không trong khi đó ở thời điểm hiện nay tỷ lệ tiết kiệm khoảng 9%.
Người tiêu dùng Úc có nhiều lựa chọn hơn trong khi mua hàng giữa các kênh bán lẻ đó là mua giày dép ở các (i) Trung tâm thương mại /cửa hàng bách hóa (ii) Các cửa hàng bán lẻ và (iii) Các cửa hàng bán lẻ online. 

Các Trung tâm thương mại/ Cửa hàng bách hóa: Các hãng bán lẻ thuộc loại này gồm có:

https://www.bigw.com.au/ của Woolworths Limited của Úc
https://www.davidjones.com.au/ của Woolworths Holdings Limited của Nam Phi
https://www.target.com.au/ của Tập đoàn WestFarmers
http://www.myer.com.au/ là chuỗi cửa hàng bán lẻ của TPG có trụ sở tại Hoa Kỳ

Các hãng bán lẻ hàng bách hóa thường có nhà cung cấp với đơn hàng lớn và ổn định, có cả thương hiệu nổi tiếng và không có thương hiệu. Các hãng bán lẻ thuộc loại này có lợi thế vốn lớn và có thể bày bán cả giày dép giảm giá, giá rẻ để thu hút khách hàng. 

Các cửa hàng bán lẻ chuyên doanh

http://mountfords.com.au/
www.theathletesfoot.com.au/‎
https://www.birkenstock.com.au/

Các cửa hàng bán lẻ chuyên doanh thường chú trọng đến các yếu tố như: độ bền, tiện lợi, tính năng và thẩm mỹ. Vì vậy, các loại giày dép có một trong các ưu thế nêu trên cũng có khả năng hút khách.

Các cửa hàng bán lẻ không chuyên doanh

Có nhiều doanh nghiệp bán lẻ hàng may mặc đã mở thêm ngành hàng bán lẻ giày dép bên cạnh mặt hàng may mặc hoặc túi ví và các mặt hàng tiêu dùng khác.

http://www.rebelsport.com.au/
https://www.witchery.com.au/
https://www.mimco.com.au/
www.politix.com.au/,
www.rogerdavid.com.au
www.sportsgirl.com.au
http://www.kathmandu.com.au/
http://www.wildearth.com.au/
www.zara.com/
https://www.hollisterco.com/
www.topshop.com/
http://www.asos.com/au/ 

Các cửa hàng bán lẻ trực tuyến – Chuyên doanh hoặc không chuyên doanh

Người dân Úc vốn dĩ không quen với việc mua hàng trực tuyến. Tuy nhiên thói quen này đang dần dần thay đổi.

Bản thân một số hãng lẻ giày dép trực tuyến như The Econic hay Styletread chấp nhận việc khách hàng mua giày dép được phép trả lại hàng nếu không vừa cỡ mà không phải trả phí bưu điện.

www.theiconic.com.au là hãng bán lẻ của Úc.
www.styletread.com.au/ là hãng bán lẻ của Úc chuyên về giày dép và túi ví.

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Úc