Úc - Biện pháp phi thuế quan

02/03/2021    4106

Các biện pháp phi thuế quan và các quy định khác có liên quan

a. Các tiêu chuẩn chung đối với đóng gói sản phẩm xuất khẩu

Các quy định về bao gói và nhãn mác của Úc được áp dụng đối với tất cả các sản phẩm được đóng gói, cả sản xuất trong nước và nhập khẩu cho thị trường bán lẻ. Tóm tắt những quy định này như sau:

(i) Tất cả các nhãn mác phải:

  • Được viết bằng tiếng Anh
  • Từ ngữ rõ ràng, dễ đọc, không bị nhoè
  • Dễ nhìn
  • Được in ở cỡ chữ tiêu chuẩn, tối thiểu 1,5mm
  • Mầu sắc dễ phân biệt với tông màu nền của sản phẩm

(ii) Nhãn mác phải ghi rõ:

  • Nước xuất xứ
  • Mô tả chính xác và trung thực về hàng hoá
  • Liệt kê số lượng, khối lượng, độ dài, diện tích hoặc số sản phẩm. Trong bao bì không được chứa ít hơn số lượng được ghi trên nhãn mác và các đơn vị đo lường phải theo hệ mét
  • Ghi rõ đơn vị đóng gói nhãn mác phải ghi rõ tên và địa chỉ của đơn vị đóng gói và/ hoặc nhà nhập khẩu. 

Ghi chú: Không được phép cố ý đưa ra những mô tả thương mại không trung thực về hàng hoá. Việc mô tả không trung thực các nội dung như trọng lượng, xuất xứ, nhà sản xuất, chất liệu, thành phần, bản quyền… bị coi là hành vi thương mại không trung thực và có thể bị khởi tố. 

(iii) Các sản phẩm cụ thể

Ngoài những quy định chung về các sản phẩm được đóng gói nhập khẩu, Úc áp dụng những quy định bổ sung đối với các sản phẩm cụ thể. Những sản phẩm này bao gồm thực phẩm và đồ uống, thuốc, phân bón, hạt giống nông nghiệp, thực vật, hàng dệt, hàng may mặc, giày dép, đồ trang sức, các loại chổi, đồ sứ, đồ bằng đất nung và đồ tráng men, thiết bị điện, đồ chơi, các sản phẩm thuốc lá, xi măng Poóc-lăng, thiết bị vệ sinh, tường, gạch lát lò sưởi hoặc lát nền, đồng hồ các loại và những mặt hàng nhập khẩu đựng trong bao bì để bán. Dưới đây là một vài ví dụ chi tiết: 

Mỹ phẩm, xà phòng và các vật dụng trong nhà tắm

Các mặt hàng mỹ phẩm, vật dụng trong nhà tắm và xà phòng nhập khẩu phải tuân theo các thông lệ thương mại. (Các tiêu chuẩn thông tin hàng tiêu dùng, “Mỹ phẩm”), quy định bắt buộc dán nhãn ghi rõ thành phần. Quy định này do Uỷ ban Tiêu dùng và Cạnh tranh Úc (www.accc.gov.au) quản lý và không bao gồm các loại vật dụng trong nhà tắm được xác định là sản phẩm để chữa bệnh hoặc chống nắng.

Ngoài ra, các thành phần có thể được liệt kê theo thứ tự sau:

  • Các thành phần (trừ phẩm màu) có hàm lượng từ 1% trở lên theo thứ tự giảm dần về số lượng hoặc khối lượng; và
  • Các thành phần (trừ phẩm màu) có hàm lượng dưới 1% theo bất kỳ thứ tự nào; và
  • Các loại phẩm màu theo bất kỳ thứ tự nào.

Nếu nhà cung cấp không thể tuân theo các quy định trên, các thành phần của sản phẩm phải được chỉ rõ theo một cách khác nhằm đảm bảo thông báo cho người tiêu dùng các thành phần của sản phẩm, chẳng hạn sử dụng nhãn phụ kèm theo. Danh sách các thành phần trong mỹ phẩm có thể bao gồm một loại phẩm màu không có trong mỹ phẩm nhưng được sử dụng trong một vài chu trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm nhằm phối màu hoặc được sử dụng trong một hoặc nhiều loại mỹ phẩm.

Hương liệu trong mỹ phẩm phải được ghi rõ trong danh sách các thành phần của sản phẩm.

Thực phẩm

Sau đây là các yêu cầu chung đối với nhãn mác áp dụng cho tất cả các mặt hàng thực phẩm đóng gói nhập khẩu, quy định tại Luật Tiêu chuẩn thực phẩm do cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Úc – New Zealand ban hành (www.foodstandards.gov.au).

  • Tên thực phẩm: tất cả các loại thực phẩm đóng gói phải có tên gọi hoặc một bản mô tả đặc điểm của thực phẩm. Chiều cao tên thực phẩm trên nhãn in tối thiểu là 3mm;
  • Nhận dạng lô hàng: thực phẩm đóng gói phải được cung cấp thông tin nhận dạng, tức là số lượng thực phẩm được chế biến cùng điều kiện chung. Sử dụng cụm từ “use by” (sử dụng trước ngày) hoặc ngày đóng gói có thể đáp ứng quy định này. Để nhận dạng lô hàng, có thể sử dụng nhãn mác hoặc mã số của nhà sản xuất. Úc không đặt ra quy định về kích cỡ hoặc sự tương phản màu sắc;
  • Nhãn thời hạn sử dụng: tất cả các loại thực phẩm đóng gói được nhập khẩu vào Úc có thời hạn sử dụng ít hơn hai năm phải có nhãn thời hạn ghi rõ thời gian sử dụng tối thiểu của sản phẩm. Đây là thời hạn nếu thực phẩm được dự trữ phù hợp sẽ giữ nguyên tính chất và chất lượng. Nhãn thời hạn nên in rõ ràng và nổi bật bằng chữ in hoa và các con số có chiều cao không thấp hơn 3mm.

Khi cần có các điều kiện bảo quản đặc biệt để đảm bảo thời gian sử dụng tối thiểu của sản phẩm hoặc hạn sử dụng thực phẩm, cần ghi rõ những điều kiện này trên nhãn mác.

Trường hợp miễn trừ

Một số loại thực phẩm được miễn dán nhãn thành phần. Đó là những thực phẩm có tên gọi đã chỉ rõ thành phần như cá phi lê đông lạnh, dừa khô… Các loại đồ uống có cồn, hương liệu và nước giải khát đóng chai có dấu xi cũng được miễn dán nhãn thành phần.

Ngoài ra, có một số thông tin không được phép ghi trên nhãn mác thực phẩm như:

  • Những thông tin cho biết thực phẩm giúp tạo dáng;
  • Từ “bổ dưỡng” (“health”) cùng với tên thực phẩm;
  • Các từ “giàu vitamin” (“vitamin enriched”) hoặc các thông tin tương tự;
  • Các thông tin về khả năng chữa bệnh.

Một số thông tin khác được quy định rất nghiêm ngặt và chỉ được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể như:

  • Tên thương mại;
  • Các thông tin liên quan đến các tính chất dinh dưỡng như ít chất béo, nhiều chất xơ, không có cholesterol hoặc các thuật ngữ tương tự phải được xác nhận và chứng minh;
  • Cụm từ “nồng độ cồn thấp” (“low alcohol”) hoặc các từ ngữ tương tự cần có kèm chú thích “chứa không quá x % cồn”;
  • Từ “tinh khiết” (“pure”) chỉ sử dụng đối với những loại thực phẩm một thành phần không chứa gia vị.

Đối với một số sản phẩm cụ thể, có những điều khoản bổ sung cần xem xét khi dán nhãn. Ví dụ:

  • Nhãn của bao bì mặt hàng đồ uống có cồn phải nêu rõ nồng độ chất ethanol là 20o và trọng lượng đóng trong bao bì;
  • Nhãn mác của sản phẩm cá đóng hộp phải mô tả rõ loại cá trong bao bì theo mẫu “BARRACOUTA” hoặc “TUNA”. Nếu có nhiều hơn một loại cá, phải ghi rõ tỉ lệ của từng loại cá và loại nào có tỉ lệ nhiều hơn phải được nhắc đến đầu tiên. Chiều cao cỡ chữ tiêu chuẩn là 3mm.

Hàng may mặc

Hàng may mặc nhập khẩu phải tuân theo các quy định dán nhãn khác theo Luật Thương mại Công bằng do Cục Tiêu dùng và Cạnh tranh Úc quản lý.

  • Hàng may mặc phải được dán nhãn ghi rõ loại vải, ví dụ len, cotton;
  • Hàng may mặc phải được dán nhãn cố định hướng dẫn cẩn thận cách sử dụng phù hợp với từng loại. Những hướng dẫn này được ghi bằng tiếng Anh và không được phép sử dụng các ký hiệu đặc biệt. Trong hầu hết các trường hợp cần có một trong số năm hướng dẫn sau:
  • Hình thức cấm áp dụng
  • Hướng dẫn phơi khô
  • Hướng dẫn giặt khô
  • Hướng dẫn giặt ướt
  • Hướng dẫn cách là
  • Quần áo ngủ của trẻ em phải có nhãn mác cảnh báo liên quan đến mức độ dễ cháy.

Có ba loại nhãn mác phụ thuộc vào mức độ chống cháy của các mặt hàng may mặc. 

Sản phẩm làm sạch gia dụng

Sản phẩm làm sạch gia dụng đóng gói phải đáp ứng những quy định bổ sung về bao gói và nhãn mác theo tiêu chuẩn đối với Danh mục thống nhất các mặt hàng thuốc và chất độc. Những quy định này liên tục được xem xét lại và do các Cơ quan Y tế của các bang và vùng lãnh thổ quản lý. Các quy định này rất đa dạng, phụ thuộc vào cấu tạo thành phần và số lượng của mỗi sản phẩm. Một số quy định điều chỉnh việc sử dụng các loại thùng kín ngăn ngừa trẻ em, các loại container và thùng kín có chốt đóng an toàn.

Dưới đây là ví dụ về cách trình bày nhãn mác theo thứ tự hướng dẫn chung áp dụng đối với tất cả các sản phẩm làm sạch gia dụng được đóng gói.

  • Chiều cao tối thiểu của cỡ chữ là 1,5mm, các lời cảnh báo in đậm, sử dụng kiểu chữ  “sans serif” (loại chữ hoa không chân) có độ giãn cách thống nhất (Ví dụ: KEEP OUT OF REACH OF CHILDREN (tránh xa tầm tay trẻ em);
  • Tên và nồng độ, hoặc tỉ lệ của tất cả các chất độc trong sản phẩm phải được ghi bằng những tên gọi được công nhận ở Úc;
  • Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối ở Úc phải ghi theo địa chỉ đường phố ở Úc, không theo địa chỉ hộp thư;
  • Hướng dẫn sử dụng phải rõ ràng, đầy đủ để sản phẩm được sử dụng đúng cách.

Hệ thống đánh số GS1 và mã vạch

Phần lớn các sản phẩm ở các cửa hàng bán lẻ của Úc sử dụng hệ thống đánh số GS1 nhờ những lợi ích quan trọng rõ rệt đối với thương mại trong nhiều lĩnh vực bao gồm sản xuất và phân phối.

Hệ thống đánh số GS1 (One Global Standard – Một tổ chức tiêu chuẩn toàn cầu)

  • GS1 Úc không phải là một tổ chức phi lợi nhuận, có chức năng quản lý trong nước Úc hệ thống đa ngành mang tính chất toàn cầu cho phép phân định một cách đơn nhất và thu nhận tự động thông tin về vật phẩm, địa điểm, các bên và dịch vụ trong suốt chuỗi cung ứng toàn cầu;
  • GS1 Úc được thành lập để hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh của Úc hoạt động hiệu quả hơn, vai trò chính của GS1 Úc là phân bổ các số GS1 và mã vạch, duy trì các tiêu chuẩn thương mại được quốc tế chấp nhận. Điều này cho phép các tổ chức của Úc thực hiện các thông lệ tốt nhất thế giới về các kỹ thuật quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu;
  • Các số GS1và mã vạch cho phép các tổ chức bất kể lớn nhỏ đặt hàng, kiểm tra, theo dõi, giao hàng, và thanh toán trong suốt chuỗi cung ứng ở bất kỳ đâu trên thế giới;
  • Hệ thống GS1 được phát triển bởi Văn phòng GS1 toàn cầu và được thừa nhận bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO), Uỷ ban Tiêu chuẩn Châu Âu (CEN) và Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ.

Mã vạch

  • Một bản mã vạch bao gồm nhiều vạch sáng và tối song song với độ rộng khác nhau và chứa nhiều thông tin;
  • Khi quét một chùm ánh sáng qua những vạch này, thông tin có thể được tự động giải mã, nhập vào và gọi ra từ một máy tính;
  • Quét mã vạch là một phương pháp xác định thông tin chính xác, nhanh chóng và dễ dàng;
  • Tất cả các bên tham gia vào hệ thống phân phối, từ người sản xuất, nhà phân phối, công ty vận chuyển, người bán lẻ đến khách hàng, đều được hưởng lợi nhờ việc sử dụng các mã vạch, một hình thức được coi là “thương mại phi giấy tờ”;
  • Mã vạch GS1 phải được in rõ ràng, theo đúng các chi tiết kỹ thuật quy định của hệ thống ký hiệu số GS1 và phải được giải mã chính xác vào mọi lúc. Các vạch trong bản mã vạch phải đúng kích thước và tỷ lệ;

Các ký hiệu số GS1 sử dụng ba loại mã vạch khác nhau, phụ thuộc vào từng mục đích và điều kiện cụ thể. Một vài loại mã vạch sử dụng cho các mặt hàng tiêu dùng và các đơn vị kinh doanh thương mại cũng có những thông tin bổ sung. Các chi tiết kỹ thuật trên mã vạch có thể tham khảo tại website của GS1 Úc www.GS1au.org.

 

b. Quy định chung đối với dán nhãn hàng nhập khẩu

Khi nhập khẩu, doanh nghiệp có thể cần dán nhãn hàng hoá nhập khẩu theo một cách nhất định. Ngoài các quy định ghi nhãn chung của Đạo luật Cạnh tranh và Người tiêu dùng năm 2010. Có hai yêu cầu cụ thể đối với hàng nhập khẩu mà doanh nghiệp nên xem xét:

- Mô tả thương mại:

Đạo luật Thương mại (Mô tả Thương mại 1905) quy định rằng một số mặt hàng không thể được nhập khẩu trừ khi chúng được dán nhãn chính xác với mô tả thương mại được yêu cầu (mô tả đúng về hàng hoá bằng tiếng Anh). Để biết liệu hàng hóa bạn đang nhập cần có mô tả thương mại và hướng dẫn xung quanh họ, hãy xem thông tin của Bộ Nhập cư và Bảo vệ Biên giới về nhãn hiệu thương mại đối với hàng nhập khẩu.

Theo quy định của pháp luật Úc, có những mặt hàng nhất định phải gắn nhãn đúng cách, có nội dung mô tả thương mại trung thực thì mới được nhập khẩu vào Úc.

Không phải tất cả các mặt hàng nhập khẩu đều phải gắn nhãn. Những mặt hàng nhập khẩu có gắn nhãn những không đáp ứng yêu cầu quy định về nhãn hàng thì vẫn không được phép nhập khẩu vào Úc.

Đạo luật Thương mại 1905 và Luật Thương mại 2016 quy định (i) loại hàng hoặc nhóm hàng phải có nhãn hàng khi nhập khẩu vào Úc, (ii) nội dung thể hiện trên nhãn hàng, và (iii) vị trí của nhãn hàng.

Nhãn hàng có mô tả trung thực nghĩa là nội dung mô tả, thông báo, chỉ dẫn hay khuyến cáo, trực tiếp hay gián tiếp về việc hàng hóa đã được sản xuất như thế nào, do ai sản xuất, đóng gói hàng hóa đó.

  • Nhãn hàng phải viết bằng tiếng Anh rõ chữ, rõ nét
  • Nêu rõ tên nước sản xuất
  • Đối với một mặt hàng nào đó, nếu nội dung “mô tả trung thực” không được pháp luật quy định thì cũng phải có mô tả chính xác về hàng hóa đó
  • Trừ trường hợp hàng hóa đã được đóng gói sẵn, nói chung nhãn hàng phải được gắn chắc vĩnh viễn vào sản phẩm, ở vị trí dễ nhận biết. Nếu không tiện để gắn nhãn thì cũng cần có một nhãn chung cho cả lô hàng.

- Nhãn xuất xứ

Đạo luật Cạnh tranh và Người tiêu dùng năm 2010 cấm việc đưa ra các tuyên bố sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về nơi xuất xứ của hàng hoá. Trang gốc của Ủy ban Cạnh tranh và Cạnh tranh Úc (ACCC) qui định cách sử dụng nhãn hiệu nước xuất xứ và các quy định về biểu tượng “Australian Made”.

 

c. Quy định về nhãn mác xuất xứ

Từ ngày 1/7/2016, chính phủ Úc bắt đầu áp dụng Tiêu chuẩn Thông tin nhãn mác thực phẩm quốc gia xuất xứ 2016 (Country of Origin Food Labelling Information Standard 2016). Tiêu chuẩn Thông tin sẽ yêu cầu việc dán nhãn mới cho hàng thực phẩm, giúp người tiêu dùng có thêm thông tin về nơi sản xuất, chế biến của các loại thực phẩm.

Hệ thống nhãn mới cho thực phẩm tại Úc đơn giản và dễ hiểu, cung cấp thông tin về nguồn gốc thực phẩm gần như lập tức cho người tiêu dùng ngay lúc họ nhìn thấy món hàng, giúp người tiêu dùng có những thông tin cần thiết và rõ ràng ngay khi đưa ra quyết định mua chúng.

Bên cạnh thông tin thức ăn được sản xuất, nuôi trồng, làm ra hay đóng gói ở đâu, hệ thống nhãn dán trên thực phẩm mới còn cho biết rõ bao nhiêu phần trăm nguyên liệu trong món hàng xuất xứ từ nước Úc.

Có một số loại nhãn như sau:

  • Grown in Australia: Thường thấy nhãn này trên các loại thức ăn tươi sống, là thực phẩm được nuôi, trồng, sản xuất ở Úc, và các thành phần trong đó 100% ở Úc.
  • Product of Australia: Đây là thực phẩm có 100% thành phần được nuôi trồng tại Úc, và được chế biến, đóng gói ở Úc.
  • Made in Australia: Loại sản phẩm dán nhãn này phải có ít nhất 70% thành phần được sản xuất, chế biến và đóng gói tại Úc. Tất cả những thực phẩm chỉ xắt ra, vô hộp, hay tái đóng gói tại Úc từ các nguồn nhập cảng từ 1/7/2016 sẽ không còn được dán nhãn hiệu “Made in Australia”.
  • Packed in Australia: Thực phẩm có ít hơn 70% thành phần có xuất xứ từ Úc sẽ dán nhãn này, và để rõ số phần trăm nguyên liệu trong đó đến từ hay được chế biến ở Úc.
  • Imported goods: Hàng nhập khẩu và Úc bán phải để nhãn ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Chỉ có ba loại sản phẩm đầu tiên được in hình con chuột túi.

Trừ loại hàng nhập khẩu hoàn toàn, những sản phẩm còn lại, bên ngoài chữ và số, còn có hình cây thước thể hiện tỉ lệ phần trăm thành phần có nguồn gốc từ Úc.

Hệ thống nhãn mới áp dụng cho các loại thực phẩm bán lẻ ở Úc, thực phẩm đóng gói do đại lý bán buôn phân phối, và nhiều loại thực phẩm không đóng gói khác. Thức ăn bán trong các nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng, và trường học là ngoại lệ.

Điều thay đổi chính là đa số thực phẩm đóng gói, nhập khẩu vào Úc bây giờ phải có ghi chi tiết quốc gia xuất xứ trong khung riêng biệt rõ ràng trên nhãn mác.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm ở Úc bắt đầu áp dụng hệ thống nhãn mới từ ngày 1/7/2016. Nhưng chính phủ Úc cho phép hai năm chuyển tiếp, cho phép các doanh nghiệp có đủ thời gian thích nghi với sự thay đổi. Như vậy, đến ngày 1/7/2018, các qui định về dán nhãn mới sẽ bắt đầu được áp dụng chính thức. Khi đó, thực phẩm nhập khẩu vào Úc phải có nhãn mác theo đúng các yêu cầu của Tiêu chuẩn Thông tin hoặc sẽ bị phạt. Tuy nhiên, sản phẩm thực phẩm nào còn nhãn cũ vào cuối giai đoạn chuyển tiếp vẫn có thể được bán cho đến hết thời hạn sử dụng.

Nếu thực phẩm nhập khẩu không thể kê khai là đã được nuôi trồng, sản xuất hoặc chế biến tại một nước duy nhất, thực phẩm này phải ghi chi tiết “đóng gói tại” chứ không được ghi “chế biến tại”. Chi tiết này phải nằm trong khung riêng biệt rõ rang, trừ khi thực phẩm nhập khẩu là thực phẩm không ưu tiên. Điều này có nghĩa là nhãn mác phải xác định quốc gia nơi thực phẩm đã được đóng gói và chỉ ra rằng thực phẩm từ nhiều nguồn gốc, hoặc từ nguyên liệu nhập khẩu (ví dụ đóng gói tại Việt Nam từ nguyên liệu nhập khẩu).

Từ ngày 1/7/2018, tất cả các loại thực phẩm, trừ thực phẩm không ưu tiên phải có nhãn mác mới.

Thực phẩm không ưu tiên không bị yêu cầu phải sử dụng hình kangaroo trên logo hay hình cây thước thể hiển thị tỷ lệ phần trăm của các thành phần từ Úc, nhưng vẫn sẽ phải có chi tiết quốc gia xuất xứ, nhưng chi tiết này không cần phải nằm trong khung riêng biệt rõ ràng.

Các thực phẩm không ưu tiên bao gồm:

  • Gia vị
  • Bánh kẹo
  • Bánh qui và các loại thức ăn vặt (snack foods)
  • Nước đóng chai
  • Nước uống thể thao, nước giải khát
  • Trà và cà phê
  • Đồ uống có cồn
  • Bánh kẹo có hình thù lạ mắt ví dụ như trứng lễ phục sinh và hộp đựng quà lễ phục sinh
  • Mật ong còn ở nguyên dạng, trong khung chứa lấy mật
  • Cá trích muối hun khói

 

d. Một số quy định đối với các sản phẩm nông sản

+ Điều kiện nhập khẩu rau củ quả vào Úc

Bên cạnh điều kiện nhập khẩu riêng cho quả vải và xoài tươi, một số điều kiện nhập khẩu cho các loại rau quả ở dạng khác có thể tham khảo tại địa chỉ:

https://bicon.agriculture.gov.au/BiconWeb4.0/ImportConditions/Search

Thông thường trước khi ký hợp đồng, nhà nhập khẩu sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các quy định nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, trước khi tiếp cận nhà nhập khẩu tiềm năng, các doanh nghiệp cũng nên tìm hiểu trước các điều kiện nhập khẩu. Ví dụ như để tìm hiểu điều kiện nhập khẩu rau quả đông lạnh hãy truy cập địa chỉ trên rồi chọn từ “Frozen” và “Fruit” cho quả và “Vegetables” cho rau hoặc “Herbs” cho rau thơm, thảo mộc thì có thể tìm ra các thông tin theo các đường link dưới đây.

Điều kiện nhập khẩu rau, củ quả và rau thơm đông lạnh

https://bicon.agriculture.gov.au/BiconWeb4.0/ImportConditions/Conditions?EvaluatableElementId=77567&Path=UNDEFINED&UserContext=External&EvaluationStateId=b091e767-653d-4a7e-8aea-56cb22dee97b&CaseElementPk=314587&EvaluationPhase=ImportDefinition

Quả đông lạnh

Các loại quả hạt đông lạnh được phép nhập khẩu không cần phải qua xử lý:

https://bicon.agriculture.gov.au/BiconWeb4.0/ViewElement/Element/Index?elementPk=123216&caseElementPk=314587

Các loại quả đông lạnh được phép nhập khẩu nhưng cần phải qua xử lý:

https://bicon.agriculture.gov.au/BiconWeb4.0/ViewElement/Element/Index?elementPk=123226&caseElementPk=314587

Rau đông lạnh

Các loại rau đông lạnh được phép nhập khẩu

https://bicon.agriculture.gov.au/BiconWeb4.0/ViewElement/Element/Index?elementPk=309500&caseElementPk=314587

Rau thơm, thảo mộc

Các loại rau thơm được phép nhập khẩu ví dụ như rau mùi (coriander), thì là (dill), húng tây (basil), cải xoong (cress) xem chi tiết tên thường dùng và tên khoa học tại đây:

https://bicon.agriculture.gov.au/BiconWeb4.0/ViewElement/Element/Index?elementPk=309501&caseElementPk=314587

Các quy định về nhập khẩu rau, củ, quả, rau thơm, thảo mộc dùng để ăn

- Bộ Nông nghiệp không yêu cầu phải có giấy phép nhập khẩu rau, củ quả và rau thơm, thảo mộc đông lạnh.

- Hàng nhập khẩu phải được làm đông lạnh theo một quy trình phù hợp. Quy trình đông lạnh gồm các khâu chuẩn bị, đóng gói và bảo quản ở kho hàng. Nhà nhập khẩu phải nộp các tài liệu sau đây: Freezing declarationPacking listSupplier declarationExporter declarationExport certificateCommercial invoice hoặc Beneficiary certificate và thông tin về:

  1. Nước xuất xứ
  2. Tên thực vật
  3. Thông tin về đóng gói
  4. Thông tin về xử lý
  5. Giấy cam kết về làm đông lạnh
  6. Giấy cam kết rằng hàng hóa được liên tục được bảo quản ở nhiệt độ từ -18°C trở xuống hoặc được bảo quản dưới nhiệt độ này trong khoảng thời gian liên tục kéo dài ít nhất là 7 ngày. Thời điểm bắt đầu được tính kể từ khi nhiệt độ chỉ -18°C.

- Hàng hóa phải được chuẩn bị ở quy mô thương mại và đóng gói sao cho sạch sẽ, sử dụng bao bì đóng gói mới.

- Hàng hóa phải đảm bảo sạch sẽ và không lẫn các hạt, dầu, xác động vật, mảnh thực vật và các các vật liệu được xếp loại là có rủi ro an toàn sinh học biosecurity risk material trước khi tới Úc.

- Hàng hóa khi tới Úc phải ở dạng đông lạnh.

- Hàng hóa đáp ứng được các điều kiện trên có thể được giải phóng mà không cần phải qua kiểm tra. Hàng hóa có thể bị kiểm tra ngẫu nhiên để kiểm tra tình trạng đông lạnh của hàng hóa hoặc kiểm tra các điểm chưa được thể hiện trên hóa đơn.

- Khi các yêu cầu an toàn sinh học đã được đáp ứng, nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm đảm bảo hàng nhập khẩu tuân thủ quy định theo Luật Kiểm soát thực phẩm nhập khẩu. Các quy định về nhãn hàng hóa và thành phần của thực phẩm bán tại Úc được quy định theo quy định tại Australia New Zealand Food Standards Code. Nhà nhập khẩu có trách nhiệm chấp hành các quy định của Luật kiểm soát thực phẩm nhập khẩu và đảm bảo hàng nhập khẩu đáp các yêu cầu theo quy định tại Food Standards Code và các tiêu chuẩn, quy định khác của Úc. Hàng nhập khẩu có thể sẽ được kiểm tra ngẫu nhiên được nêu chi tiết tại đây Tests applied to surveillance food.

- Theo quy định tại Quarantine Service Fees Determination 2005  nhà nhập khẩu trả phí kiểm dịch cho Bộ Nông nghiệp. Danh sách các khoản phí được nêu tại đây: quarantine & export fees.

- Đồ đóng gói, kệ hoặc đồ lót hàng hóa có thể bị kiểm tra và xử lý khi hàng tới nơi trừ khi có giấy tờ đã được Bộ Nông nghiệp cấp. Vì vậy, cần phải chuẩn bị tài liệu liên quan việc xử lý đồ đóng gói, kệ, đồ lót hàng hóa xem quy định tại đây Non-Commodity Cargo Clearance. Các biện pháp xử lý bao gồm: (i) Khử trùng bằng Ethylene Oxide, ii) Khử trùng bằng chiếu xạ tia Gamma, iii) Khử trùng bằng Methyl bromide.

+ Yêu cầu về giấy phép nhập khẩu bắt buộc đối với mặt hàng cành hoa và cành lá

Bộ Nông nghiệp Úc đưa ra thông báo kể từ ngày 01/9/2019, các nhà nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu đối với mặt hàng là cành hoa và cành lá được xử lý bằng phương pháp tiếp cận hệ thống từ các nước Kenya, Colombia và Ecuador.

Giấy phép nhập khẩu sẽ được yêu cầu thêm thông tin về các biện pháp bổ sung được phê duyệt của Bộ Nông nghiệp Úc về kiểm soát côn trùng.

Để đánh giá hiệu quả của các điều kiện cấp phép đối với việc giảm thiểu rủi ro về an toan sinh học, Bộ Nông nghiệp Úc ban đầu sẽ cấp giấy phép nhập khẩu trong khoảng thời gian ngắn.

Thông tin chi tiết được Bộ Nông nghiệp Úc thông báo trên trang thông tin điện tử chính thức tại đường dẫn dưới đây:

http://www.agriculture.gov.au/about/media-centre/media-releases/mandatory-import-permits-cut-flowers-foliage

+ Thay đổi về quy trình kiểm tra đối với mặt hàng gạo không có khả năng nảy mầm

Trong tháng 9/2019, Bộ Nông nghiệp Úc đã ban hành thay đổi về quy trình kiểm tra đối với mặt hàng gạo không có khả năng nảy mầm (non-viable rice), cụ thể như sau:

Bộ Nông nghiệp Úc đã rà soát lại quy trình kiểm tra về an toàn sinh học đối với gạo không có khả năng nảy mầm để đảm bảo quy trình này vẫn hoạt động hiệu quả trong việc quản lý và phát hiện các rủi ro chính về an toàn sinh học như Mọt đốt cứng (Trogoderma granarium). Sau khi rà soát, Bộ Nông nghiệp Úc đã đưa ra các thay đổi sau đây đối với các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong việc quản lý các lô hàng gạo:

- Đối với các lô hàng gạo được xử lý thông qua thỏa thuận được phê duyệt theo chương trình Xử lý nhập khẩu tự động hàng hóa (AEPCOMM), các nhà môi giới hoặc đại lý phải xuất trình tất cả các chứng từ theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp Úc như một phần của thủ tục khi hàng bị kiểm tra.

- Quá trình kiểm tra an toàn sinh học, nhân viên kiểm tra sẽ phải lấy đủ gạo từ mỗi đơn vị mẫu để tiến hành kiểm tra một cách kỹ lưỡng. Quá trình này sẽ áp dụng đối với tất cả các đơn vị mẫu bao gồm cả những đơn vị dưới 5 kg và được đóng gói trong các vật liệu rõ ràng và sạch sẽ.

Chi tiết tại đây: http://www.agriculture.gov.au/import/industry-advice/2019/149-2019

+ Các nhà nhập khẩu tỏi tươi dành cho người tiêu dùng phải có giấy phép nhập khẩu hợp lệ trước khi hàng đến Úc

Bộ Nông nghiệp Úc đã thông báo kể từ 01/09/2019, tất cả các nhà nhập khẩu tỏi tươi dành cho người tiêu dùng phải có giấy phép nhập khẩu hợp lệ trước khi hàng đến Úc. Để có giấy phép này, các nhà nhập khẩu cần nộp hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu tới Bộ Nông nghiệp Úc. Toàn bộ hàng nhập khẩu vào Úc cần phải tuân thủ các điều kiện nhập khẩu được đưa ra trong cơ sở dữ liệu về An toàn sinh học (BICON) và các điều kiện khác được liệt kê trong giấy phép nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp Úc.

Chi tiết vui lòng tham khảo tại đây: http://www.agriculture.gov.au/import/industry-advice/2019/130-2019

+ Thay đổi yêu cầu ghi nhãn đối với các sản phẩm động vật nhuyễn thể nhập khẩu (không bao gồm hàu và ốc các loại)    

Trong tháng 10/2019, Bộ Nông nghiệp Úc đã ban hành thay đổi về về việc thay đổi yêu cầu ghi nhãn đối với các sản phẩm động vật nhuyễn thể nhập khẩu (không bao gồm hàu và ốc các loại). Theo đó, kể từ ngày 01/01/2020, từng gói riêng lẻ của sản phẩm (đơn vị đóng gói nhỏ nhất) của tất cả lô hàng đều phải được ghi nhãn: “Chỉ dành cho người tiêu dùng  - không sử dụng làm mồi hay thức ăn cho thủy sản” (“For human consumption only – not to be used as bait or feed for aquatic animals”). Hiện tại, quy định về ghi nhãn “For human consumption only – not to be used as bait or feed for aquatic animals” mới đang được áp dụng đối với thùng carton hoặc các gói hàng lớn. Mục đích của việc ghi nhãn đến từng đơn vị bao gói nhỏ nhất này là để ngăn chặn việc người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm nhuyễn thể này làm mồi hoặc thức ăn cho thủy sản vì đây có thể là con đường trực tiếp gây ra bệnh dịch.

Chi tiết vui lòng tham khảo tại đây: http://www.agriculture.gov.au/import/industry-advice/2019/168-2019

+ Bổ sung các tài liệu chứng minh sản phẩm đã được đóng hộp hoặc đóng chai hoặc đóng túi hàn nhiệt thương mại

Từ ngày 05/12/2019, các sản phẩm rau quả đã được bảo quản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người nhập khẩu vào thị trường Úc phải nộp bổ sung các tài liệu chứng minh sản phẩm đã được đóng hộp hoặc đóng chai hoặc đóng túi hàn nhiệt thương mại. Bộ Nông nghiệp Úc gần đây đã hoàn thiện việc xem xét các câu hỏi về hồ sơ bảo vệ cộng đồng (Community Protection) liên quan đến một số mức thuế và các khả năng áp dụng đối với các trường hợp rau quả nhập khẩu đã qua chế biến hoặc bảo quản. Việc đánh giá này nhằm đảm bảo các câu hỏi đều phù hợp với điều kiện nhập khẩu, từ đó đảm bảo quản lý một cách phù hợp rủi ro an toàn sinh học trong hoạt động thương mại. Theo đó, các mặt hàng có mã HS 0904, 2002, 2003 và 2005 sẽ được hỏi như sau: “Các hàng hóa có được kèm theo các giấy tờ phù hợp liên quan để chứng minh  đã được đóng hộp, đóng chai hoặc đóng túi hàn nhiệt vô trùng hay không? (“Are the goods accompanied by appropriate documentation to verify that they are commercially canned, bottled, aseptically packaged or retorted?”). Bộ Nông nghiệp Úc khuyến cáo các nhà nhập khẩu các nhóm hàng hóa này đảm bảo xuất trình được các giấy tờ liên quan, trong đó thể hiện chi tiết hàng hóa đã được xử lý bằng một trong các hình thức được chấp nhận.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần xem xét kỹ các thông liên quan đến điều kiện nhập khẩu của nhóm hàng hóa Rau, củ quả đã được chế biến hoặc bảo quản để đảm bảo hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu nhập khẩu của Úc.

Chi tiết tại đây: https://www.agriculture.gov.au/import/industry-advice/2019/202-2019

 

e. Quy định nhập khẩu một số trái cây tươi của Việt Nam đã được cấp phép

(i) Điều kiện nhập khẩu quả vải tươi của Việt Nam vào Úc

Bước 1. Bộ Nông nghiệp Úc không yêu cầu giấy phép nhập khẩu đối với mặt hàng này.

Bước 2. Vải phải được sản xuất tại Việt Nam, phù hợp với các điều kiện chương trình có liên quan. Để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu này, trên giấy chứng nhận kiểm dịch do Cục Bảo vệ thực vật cấp phải ghi rõ “The fruit in this consignment has been produced in Viet Nam in accordance with the conditions governing entry of fresh lychee fruit to Australia and in accordance with the Work Plan ‘Export of  Irradiated Fresh Fruit from Viet Nam to Australia’.” (Trái cây trong lô hàng này phù hợp với các điều kiện nhập khẩu vải tươi vào Úc và phù hợp với quy định tại chương trình ‘Xuất khẩu hoa quả tươi đã chiếu xạ từ Việt Nam sang Úc’).

Bước 3. Vải tươi phải được chiếu xạ với liều lượng tối thiểu là 400Gy, tối đa không quá 1kGy tại một cơ sở chiếu xạđược cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt. Để chứng minh,trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phải ghi rõ:

- “Irradiation at a minimum 400Gy”

- Tên và số của cơ sở chiếu xạ

- Ngày chiếu xạ

- Số thùng trong lô hàng

- Số container và số niêm phong (nếu vận chuyển đường biển)

- Một giấy chứng nhận chiếu xạ chỉ rõ mức chiếu xạ tối thiểu và tối đa (Dmin và Dmax)

Bước 4. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật gốc phải đi kèm với mỗi lô hàng và phải được hoàn thành một cách chính xác theo hướng dẫn trên trang web của Tổ chức Bảo vệ thực vật quốc tế (IPPC)

Bước 5. Lô hàng không được có côn trùng và bệnh dịch, không được lẫn các chất làm ô nhiễm, bao gồm rác như lá, cành cây, đất, hạt cỏ dại, những mảnh vụ và các loại thực vật khác.

Bước 6. Lô hàng phải được đóng gói an toàn tại gốc trước khi chiếu xạ, sử dụng một trong các lựa chọn đóng gói sau:

- Đóng trong thùng carton có nắp đậy chặt và không có lỗ thông hơi.

- Thùng có lỗ thông hơi có kích cơ không quá 1,6mm và có độ dày của lưới không ít hơn 0,16mm, hoặc là các lỗ thông hơi có thể được dán lên trên.

Bước 7. Bao bì phải được làm bằng vật liệu tổng hợp hoặc vật liệu chế biến cao nếu có nguồn gốc từ thực vật. Bao bì không được làm bằng nguyên liệu thực vật chưa qua chế biến.

Bước 8. Mỗi thùng phải ghi các thông tin sau:

- Mã cơ sở xử lý (TFC)

- Số nhận dạng của cơ sở xử lý (TIN)

Bước 9. Sản phẩm đã được xử lý phải được bảo vệ khỏi các côn trung gây hại trong quá trình đóng gói và sau khi đóng gói, xử lý, lưu kho và vận chuyển giữa các địa điểm. Sảm phẩm đã được kiểm tra, chứng nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải được duy trì trong điều kiện an toàn, không bị lẫn với trái cây xuất khẩu đi thị trường khác hoặc tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Bước 10. Container phải được kiểm tra bởi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi xếp hàng để đảm bảo không có côn trung và các lỗ thông hơi phải được bịt kín không cho côn trùng xâm nhập.

Bước 11. Lô hàng phải được kiểm tra bởi cán bộ an toàn sinh học tại cảng đến đầu tiên. Không được chuyển tiếp bằng đường hàng không hoặc đường bộ trong nước Úc trước khi lô hàng được kiểm dịch, thông quan.

Bước 12. Nếu bất kỳ vật liệu nào được phát hiện có nguy cơ rủi ro an toàn sinh học mà không thể xử lý bằng chiếu xạ, lô hàng sẽ bị giữ lại với chi phí do nhà nhập khẩu phải chịu và phải xử lý theo một trong các cách sau:

- Xử lý thích hợp để giải quyết các rủi ro an toàn sinh học

- Xuất khẩu

- Tiêu hủy

Bước 13. Nếu có baatrs kỳ sự không nhất quán nào của sản phẩm hoặc chứng nhận, sản phẩm sẽ bị giữa lại cho đến khi Đội các Dịch vụ nhập khẩu có thể xác định nguyên nhân sự cố và đưa ra lời khuyên về hành động khắc phục phù hợp. Hành động khắc phục tại Úc có thể bao gồm kiểm tra thêm, xử lý, tiêu hủy hoặc xuất khẩu.

Bước 14. Các lô hàng có giấy chúng nhận kiểm dịch thực vật mà không được xác nhận một các chính xác hoặc Bộ Nông nghiệp Úc không thấy giấy chứng nhận kiểm dịch gốc, sẽ bị giữ lại cho đến khi thấy giấy chứng nhận gốc hoặc điền thông tin chính xác. Bộ Nông nghiệp Úc chấp nhận giấy chứng nhận sửa đổi một cách phù hợp hoặc giấy chứng nhận được cấp lại (bao gồm cả bản fax hoặc scan truyền trực tiếp đến Bộ Nông nghiệp Úc từ cơ quan có thẩm quyền).

Bước 15. Bộ Nông nghiệp Úc có thể rà soát chính sách nhập khẩu bất cứ lúc nào sau khi thương mại bắt đầu hoặc khi tình trạng sâu bệnh và kiểm dịch thực vật tại Việt Nam bị thay đổi.

Bước 16. Theo các quy định bắt buộc về phí an toàn sinh học 2016 thì lệ phí của các dịch vụ được trả về Bộ Nông nghiệp Úc. Chi tiết các lệ phí trên trang của Bộ Nông nghiệp tại địa chỉ

http://www.agriculture.gov.au/fees/charging-guidelines

Bước 17. Các yêu cầu thông tin phi hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu cũng được áp dụng

Bước 18. Một khi yêu cầu an toàn sinh học đã được đáp ứng, các nhà nhập khẩu có trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả các thực phẩm nhập khẩu tuân thủ theo Đạo luật kiểm soát nhập khẩu thực phẩm năm 1992.

(ii) Điều kiện nhập khẩu quả xoài tươi của Việt Nam vào Úc

Tiếp theo trái vài là trái cây tươi đầu tiên của Việt Nam được cấp phép nhập khẩu vào Úc từ ngày 18/4/2015, ngày 27/5/2016, Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc (nay là Bộ Nông nghiệp, Nguồn nước và Môi trường) đã chính thức công bố điều kiện nhập khẩu xoài Việt Nam vào Úc.

Các điều kiện nhập khẩu sau đây được áp dụng đối với xoài nhập khẩu từ Việt Nam. Bộ Nông nghiệp Úc sẽ đánh giá sự phù hợp của việc nhập khẩu so với các điều kiện nhập khẩu.

Bước 1. Trước khi nhập khẩu, doanh nghiệp cần có giấy phép nhập khẩu hợp lệ do Bộ Nông nghiệp Úc cấp.

Muốn có giấy phép, doanh nghiệp nhập khẩu cần nộp đơn xin phép nhập khẩu (nếu xin giấy phép trên mạng, bấm “apply now” ở cuối trang web https://bicon.agriculture.gov.au/BiconWeb4.0/ImportConditions/Conditions?EvaluatableElementId=91493&Path=UNDEFINED&UserContext=External&EvaluationStateId=0e7fed24-ec5a-4ca7-88e9-d0e86977f38f&CaseElementPk=383572&EvaluationPhase=ImportDefinition

Bước 2. Xoài phải được sản xuất tại Việt Nam phù hợp với các điều kiện và chương trình có liên quan.

Để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu này, trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (do Cục Bảo vệ Thực vật cấp) phải ghi rõ như sau: "The fruit in this consignment has been produced in Viet Nam in accordance with the conditions governing entry of fresh mango fruit to Australia and in accordance with the Work Plan 'Export of Irradiated Fresh Fruit from Viet Nam to Australia’.” (dịch là "trái cây trong lô hàng này được sản xuất tại Việt Nam phù hợp với các điều kiện nhập khẩu xoài tươi vào Úc và phù hợp với qui định tại chương trình ‘Xuất khẩu hoa quả tươi đã chiếu xạ từ Việt Nam sang Úc’).

Bước 3. Xoài tươi từ Việt Nam phải được chiếu xạ bắt buộc với liều lượng tối thiểu là 400 Gy tại một cơ sở xử lý được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt.
Liều lượng tối đa không được vượt quá 1 kGy theo các quy định của Luật Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc – New Zealand (FSC). FSC được quản lý bởi Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc – New Zealand. Luật này có thể xem tại http://www.foodstandards.gov.au/Pages/default.aspx
 

Để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu này, trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phải ghi rõ như sau:

- "Irradiation at a minimum 400 Gy" (dịch là: liều lượng chiếu xạ tối thiểu 400 Gy)

- Tên và số của cơ sở chiếu xạ

- Ngày chiếu xạ

- Số thùng trong một lô hàng

- Số container và số niêm phong (đối với vận chuyển bằng đường biển)

Và phải có một giấy chứng nhận chiếu xạ chỉ rõ liều lượng chiếu xạ ở mức tối thiểu và tối đa (Dmin và Dmax).

Thông tin liên quan, xem thêm tại trang web của Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc – New Zealand:

http://www.foodstandards.gov.au/Pages/default.aspx

Bước 4. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật gốc phải đi kèm với mỗi lô hàng và phải được hoàn thành một cách chính xác, xem thông tin trên trang web của Tổ chức Bảo vệ Thực vật Quốc tế (IPPC).

Bước 5. Lô hàng không được có côn trùng và bệnh dịch (trừ những loại mà sẽ bị trung hoà sau khi chiếu xạ). Các lô hàng cũng không được lẫn các chất ô nhiễm, bao gồm rác như lá, cành cây, đất, hạt cỏ dại, những mảnh vụn, và các loại thực vật khác.

Bước 6. Lô hàng phải được đóng gói an toàn tại gốc trước khi chiếu xạ. Một trong những lựa chọn đóng gói an toàn sau đây phải được sử dụng:

- Đóng gói trong thùng carton có nắp được đậy chặt và không có lỗ thông hơi

- Thùng có lỗ thông hơi thì kích cỡ lỗ không quá 1,6 mm và độ dày của lưới không ít hơn 0,16 mm. Hoặc là các lỗ thông hơi có thể được dán lên trên.

Bước 7. Bao bì phải được làm từ vật liệu tổng hợp hoặc vật liệu chế biến cao nếu có nguồn gốc thực vật. Bao bì không được làm bằng nguyên liệu thực vật chưa qua chế biến chẳng hạn như rơm.

Bước 8. Các thông tin sau đây phải được in trên mỗi thùng:

- Mã cơ sở xử lý (TFC)

- Số nhận dạng của cơ sở xử lý (TIN)

Bước 9. Sản phẩm đã được xử lý phải được bảo vệ khỏi các côn trùng gây hại trong quá trình đóng gói và sau khi đóng gói, xử lý, lưu kho và vận chuyển giữa các địa điểm. Sản phẩm đã được kiểm tra và chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải được duy trì trong điều kiện an toàn để không bị lẫn với trái cây xuất khẩu đi các thị trường khác hoặc để tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Bước 10. Container phải được kiểm tra bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi xếp hàng để đảm bảo không có côn trùng và các lỗ thông hơi phải được phủ kín không cho côn trùng xâm nhập.

Bước 11. Lô hàng phải được kiểm tra bởi các cán bộ an toàn sinh học tại cảng đến đầu tiên. Không được phép chuyển tiếp bằng được hàng không hoặc đường bộ (ví dụ chuyển lô hàng bằng đường hàng không hoặc đường bộ trong nước Úc) cho đến khi lô hàng được kiểm dịch thông quan.

Bước 12. Nếu bất kỳ vật liệu được phát hiện có nguy cơ rủi ro an toàn sinh học mà không thể xử lý bằng chiếu xạ, lô hàng sẽ bị giữ lại với chi phí do nhà nhập khẩu phải chịu và phải xử lý theo một trong các cách sau:

- Xử lý thích hợp để giải quyết các rủi ro an toàn sinh học, hoặc

- Xuất khẩu, hoặc

- Tiêu huỷ

Bước 13. Nếu có bất kỳ sự không nhất quán nào của sản phẩm hoặc chứng nhận (có thể là một sự cố hệ thống), sản phẩm sẽ bị giữ lại cho đến khi Đội các dịch vụ nhập khẩu có thể xác định nguyên nhân sự cố và đưa ra lời khuyên về các hành động khắc phục phù hợp. Hành động khắc phục tại Úc có thể bao gồm kiểm tra thêm, xử lý, tiêu huỷ, hoặc xuất khẩu.

Bước 14. Các lô hàng có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật mà không được xác nhận một cách chính xác, hoặc trong trường hợp Bộ Nông nghiệp Úc không thấy giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật gốc, sẽ bị giữ lại cho đến khi trình được giấy chứng nhận gốc hoặc điền thông tin chính xác. Bộ Nông nghiệp Úc sẽ chấp nhận giấy chứng nhận sửa đổi một cách phù hợp hoặc giấy chứng nhận được cấp lại (bao gồm cả bản fax hoặc scan truyền trực tiếp đến Bộ Nông nghiệp Úc từ cơ quan có thẩm quyền).

Bước 15. Bộ Nông nghiệp Úc có thể rà soát chính sách nhập khẩu bất cứ lúc nào sau khi thương mại bắt đầu hoặc khi tình trạng sâu bệnh và kiểm dịch thực vật tại Việt Nam bị thay đổi.

Bước 16. Một khi các yêu cầu an toàn sinh học đã được đáp ứng, các nhà nhập khẩu có trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả các thực phẩm nhập khẩu tuân thủ Đạo luật Kiểm soát nhập khẩu thực phẩm năm 1992.

(iii) Điều kiện nhập khẩu quả thanh long tươi của Việt Nam và Úc

Tiếp theo trái vải và trái xoài là hai trái cây tươi đầu tiên của Việt Nam được nhập khẩu vào Úc, ngày 24/8/2017, Úc đã chính thức công bố cho phép nhập khẩu trái thanh long của Việt Nam.

Các điều kiện sau đây được áp dụng đối với nhập khẩu thanh long từ Việt Nam. Bộ Nông nghiệp Úc sẽ đánh giá tính phù hợp của việc nhập khẩu so với các điều kiện nhập khẩu.

Bước 1. Trước khi nhập khẩu vào Úc, doanh nghiệp cần có giấy phép hợp lệ do Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc cấp. Muốn có giấy phép, doanh nghiệp nhập khẩu cần nộp đơn xin phép nhập khẩu. Nếu xin giấy phép trên mạng, bấm “apply now” ở cuối trang web

https://bicon.agriculture.gov.au/BiconWeb4.0/ImportConditions/Conditions?EvaluatableElementId=257603&Path=UNDEFINED&UserContext=External&EvaluationStateId=8de08666-dbed-4605-aa22-c902ff0a94fa&CaseElementPk=752544&EvaluationPhase=ImportDefinition&HasAlerts=False

Bước 2. Trước khi xuất khẩu, thanh long phải được Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận không bị nhiễm côn trùng trong diện kiểm soát an toàn sinh học (kiểm dịch).

Bước 3. Thanh long phải có nguồn gốc, sản xuất và xuất khẩu từ Việt Nam phù hợp với các điều kiện và chương trình có liên quan. Để chứng minh cho sự phù hợp với các yêu cầu này, trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phải ghi rõ: “The fruit in this consignment have been produced in Vietnam in accordance with the conditions governing entry of fresh dragon fruit to Australia and in accordance with the Work Plan ‘Export of Fresh Fruits from Vietnam to Australia’ and inspected and found free of any pests of biosecurity concern to Australia.” (Dịch là: “trái cây trong lô hàng này được sản xuất tại Việt Nam phù hợp với các điều kiện nhập khẩu thanh long tươi vào Úc và phù hợp với Chương trình ‘Xuất khẩu trái câu tươi của Việt Nam vào Úc’ và đã được kiểm dịch và không có bất kỳ loại côn trùng nào trong diện kiểm soát an toàn sinh học của Úc”)

Bước 4. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật gốc phải được cấp bởi Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam.

Bước 5. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật gốc phải đi kèm với mỗi lô hàng và phải được hoàn thành một cách chính xác, xem thông tin trên trang web của Tổ chức Bảo vệ Thực vật Quốc tế (IPPC) tại địa chỉ https://www.ippc.int

Bước 7. Thanh long tươi từ Việt Nam phải được xử lý trước khi vận chuyển hàng bằng phương pháp nhiệt hơi (VHT) với thời gian 40 phút ở nhiệt độ 46,5oC, độ ẩm 90% trở lên tại một cơ sở xử lý được Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam phê duyệt. Để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu này, trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phải ghi rõ như sau:

  • Chi tiết việc xử lý: ngày xử lý, nhiệt độ và thời gian xử lý
  • Tên cơ sở đóng gói/xử lý và số đăng ký
  • Số thùng trong lô hàng
  • Số container và số niêm phong (đối với lô hàng vận chuyển bằng đường biển)
     

Các thông tin liên quan:

Các biện pháp quản lý rủi ro côn trùng đối với thanh long nhập khẩu từ Việt Nam xem tại

https://bicon.agriculture.gov.au/BiconWeb4.0/ViewElement/Element?elementPk=677642&caseElementPk=752544

Các cơ sở xử lý nhiệt hơi được chấp nhận xem tại https://bicon.agriculture.gov.au/BiconWeb4.0/ViewElement/Element?elementPk=677641&caseElementPk=752544

Tổ chức Bảo vệ Thực vật Quốc tế (IPPC) tại địa chỉ https://www.ippc.int

Bước 8. Đối với vận chuyển bằng đường biển, số container và số niêm phong phải được xác nhận và ghi trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hoặc trên chứng từ thương mại (ví dụ trên vận đơn). Nếu được xác nhận trên vận đơn thì số chứng nhận kiểm dịch thực vật cũng phải được ghi rõ.

Bước 9. Bất cứ lô hàng nào không có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đầy đủ hoặc chứng từ ghi không nhất quán với nhãn hàng thì sẽ bị giữ lại cho đến khi Bộ Nông nghiệp Úc tham vấn với Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam để làm rõ và ra quyết định.

Bước 10. Hàng hoá phải không có côn trùng và bệnh dịch. Hàng hoá cũng không được lẫn các chất ô nhiễm, bao gồm lá cây, cành cây, đất, hạt cỏ dại, mảnh vụn và các loại thực vật khác trừ 1cm cuống của quả thanh long.

Bước 11. Mỗi lô hàng phải được đảm bảo tình trạng kiểm dịch trong khi vận chuyển bằng các lựa chọn đóng gói đảm bảo được nêu tại địa chỉ sau: https://bicon.agriculture.gov.au/BiconWeb4.0/ViewElement/Element/Index?elementPk=155045&caseElementPk=752544

Bước 12. Bao bì phải được làm từ vật liệu tổng hợp hoặc vật liệu chế biến cao nếu có nguồn gốc thực vật. Bao bì không được làm bằng nguyên liệu thực vật chưa qua chế biến chẳng hạn như rơm.

Bước 13. Các thùng carton hoặc kiện hàng đơn lẻ phải được dán nhãn với một số nhận dạng duy nhất để thuận tiện cho việc truy xuất nguồn gốc. Kiện hàng phải được buộc chắc chắn.

Bước 14. Các thông tin sau phải được nhìn rõ trên mỗi thùng carton:

- Sản phẩm của Việt Nam cho thị trường Úc

- Mã cơ sở xử lý

- Số nhận dạng xử lý (TIN)

Bước 15. Sản phẩm đã được xử lý phải được bảo vệ khỏi các côn trùng gây hại trong quá trình đóng gói và sau khi đóng gói, xử lý, lưu kho và vận chuyển giữa các địa điểm. Sản phẩm đã được kiểm tra và chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải được duy trì trong điều kiện an toàn để không bị lẫn với trái cây xuất khẩu đi các thị trường khác hoặc để tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Bước 16. Container phải được kiểm tra bởi Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam trước khi xếp hàng để đảm bảo không có côn trùng và các lỗ thông hơi phải được phủ kín không cho côn trùng xâm nhập.

Bước 17. Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc có thể lấy mẫu và kiểm dịch bất cứ lô hàng nào.

Bước 18. Lô hàng phải được kiểm tra bởi các cán bộ an toàn sinh học tại cảng đến đầu tiên. Không được phép chuyển tiếp bằng được hàng không hoặc đường bộ (ví dụ chuyển lô hàng bằng đường hàng không hoặc đường bộ trong nước Úc) cho đến khi lô hàng được thông quan từ điểm kiểm soát an toàn sinh học.

Bước 19. Nếu lô hàng bị phát hiện có côn trùng sống có nguy cơ an toàn sinh học, lô hàng sẽ được yêu cầu xử lý, hoặc tái xuất, hoặc tiêu huỷ. Chi phí cho bất kỳ hành động được yêu cầu nào sẽ do người nhập khẩu chi trả.

Bước 20. Nếu lô hàng bị phát hiện có dấu hiệu của bệnh dịch, lô hàng sẽ bị Bộ Nông nghiệp giữ lại và đánh giá rủi ro về an toàn sinh học để xác định các lựa chọn cho nhà nhập khẩu. Lựa chọn đó có thể là thông quan, xác định thêm, xử lý, tái xuất, hoặc tiêu huỷ.

Xác định thêm có thể dẫn đến kết quả là hàng không được thông quan và có thể phát sinh chi phí bổ sung và thời gian chậm trễ cho người nhập khẩu. Xác định thêm sẽ chỉ được đưa ra nếu nó được coi là khả thi và nhà nhập khẩu đồng ý bằng văn bản để chấp nhận tất cả các chi phí và rủi ro liên quan.

- Nếu chất ô nhiễm (ví dụ như hạt, rác, đất, lông) được phát hiện và xác định có liên quan đến an toàn sinh học, lô hàng sẽ bị yêu cầu loại bỏ hoặc xử lý các chất gây ô nhiễm và sẽ cần phải kiểm tra lại. Nếu các chất gây ô nhiễm không thể được loại bỏ hiệu quả hoặc được xử lý, lô hàng phải tái xuất hoặc tiêu huỷ. Mọi chi phí sẽ do người nhập khẩu chịu.

- Bộ Nông nghiệp Úc có thể rà soát chính sách nhập khẩu bất cứ lúc nào sau khi thương mại bắt đầu hoặc khi tình trạng sâu bệnh và kiểm dịch thực vật tại Việt Nam bị thay đổi.

- Một khi các yêu cầu an toàn sinh học đã được đáp ứng, các nhà nhập khẩu có trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả các thực phẩm nhập khẩu tuân thủ Đạo luật Kiểm soát nhập khẩu thực phẩm năm 1992 bao gồm cả Luật Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc và New Zealand.

- Theo Luật phí An toàn Sinh học (Tổng quan) năm 2016 và Chương 9, phần 2 của Luật An toàn Sinh học 2016, tất cả các phí dịch vụ được trả cho Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc. Danh sách tất cả các lệ phí kiểm dịch và xuất khẩu có sẵn trên trang web của Bộ Nông nghiệp tại địa chỉ http://www.agriculture.gov.au/fees/charging-guidelines.

- Ngoài các điều kiện đối với hàng nhập khẩu, các mối quan tâm không phải là hàng hoá cần phải được đánh giá bao gồm cả vấn đề vệ sinh container, đóng gói và các điểm đến và có thể hàng hoá phải kiểm tra và xử lý khi nhập càng. Xin vui lòng tham khảo mục BICON Non-Commodity Cargo Clearancecase tại địa chỉ website

http://www.agriculture.gov.au/import/arrival/clearance-inspection/documentary-requirements/non-commodity_information_requirements_policy để biết thêm thông tin.

(iv) Điều kiện nhập khẩu nhãn tươi của Việt Nam vào Úc

Kể từ ngày 08/08/2019, các điều kiện sau đây được áp dụng đối với nhập khẩu nhãn tươi từ Việt Nam cho người tiêu dùng. Bộ Nông nghiệp Úc sẽ đánh giá tính phù hợp của việc nhập khẩu so với các điều kiện nhập khẩu.

Bước 1. Trước khi nhập khẩu vào Úc, doanh nghiệp nhập khẩu cần đăng ký giấy phép hợp lệ do Bộ Nông nghiệp Úc cấp.(https://bicon.agriculture.gov.au/BiconWeb4.0/UserServices/LogOn?returnUrl=~/Applications/Products/Index/1077492?isFromExistApplication=False

Bước 2. Giấy phép nhập khẩu được cấp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhập khẩu.

Nếu nhà nhập khẩu nhận biết được các thông tin cung cấp cho nhân viên phụ trách an toàn sinh học là không chính xác hoặc còn thiếu, nhà nhập khẩu đó hoặc đại lý của họ phải thực hiện sớm nhất có thể việc:

  • Thông báo cho Giám đốc cơ quan an toàn sinh học,
  • Cung cấp các thông tin bổ sung hoặc chính xác cho Giám đốc cơ quan an toàn sinh học.

Bước 4. Các yêu cầu trước khi xuất khẩu hàng hóa

Quả nhãn phải có nguồn gốc, sản xuất và xuất khẩu theo hệ thống quy trình vận hành cần thiết để duy trì và xác minh tình trạng kiểm dịch thực vật, và quả nhãn phải trải qua các biện pháp quản lý rủi ro bắt buộc dưới đây.

Để chứng minh cho sự phù hợp với các yêu cầu này, trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phải ghi rõ thông tin bổ sung sau:

  • The fruit in this consignment have been produced in Vietnam in accordance with the conditions governing entry of fresh longan fruit to Australia and in accordance with the Work Plan ‘Export of Fresh Fruits from Vietnam to Australia’

Dịch là: “trái cây trong lô hàng này được sản xuất tại Việt Nam phù hợp với các điều kiện nhập khẩu nhãn tươi vào Úc và phù hợp với Chương trình ‘Xuất khẩu trái câu tươi của Việt Nam vào Úc’)

  • Irradiated at a minimum of 400Gy

( “Quả nhãn được chiếu xạ với liều lượng tối thiểu là 400 Gy”)

Cùng với thông tin:

  • Tên cơ sở xử lý và số đăng ký.
  • Số thùng trong lô hàng.
  • Đối với vận chuyển bằng đường biển, số container và số niêm phong phải được xác nhận và ghi trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hoặc trên chứng từ thương mại (ví dụ trên vận đơn). Nếu được xác nhận trên vận đơn thì số chứng nhận kiểm dịch thực vật cũng phải được ghi rõ.

Các thông tin sau đây phải thể hiện trên giấy chứng nhận xử lý bằng phương pháp chiếu xạ:

Liều lượng chiếu xạ tối thiểu và tối đa (Dmin và Dmax) thực tế trong việc xử lý quả nhãn.

Lưu ý: Liều lượng hấp thụ tối đa cho quả nhãn không được vượt quá 1 kGy theo quy định của Bộ luật tiêu chuẩn thực phẩm Úc và New Zealand (FSC).

Bước 5. Quả nhãn xuất khẩu không được lẫn các chất ô nhiễm (ví dụ, các mảnh từ thân và lá, đất, hạt, hoặc các vật liệu ngoại lai khác).

Bước 6. Hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng được ít nhất một trong các phương pháp đóng gói an toàn.

Bước 7. Nhãn tươi đóng gói phải được dán nhãn với các thông tin xác minh đầy đủ nhằm mục đích truy xuất nguồn gốc. Bao gồm:

  • Sản phẩm của Việt Nam cho thị trường Úc
  • Loại trái cây
  • Mã số cơ sở đóng gói (PHC)
  • Mã số cơ sở xử lý (TFC)
  • Số định dạng xử lý (TIN)

Bước 8. Công đoạn đóng gói và vận chuyển không để ô nhiễm bởi kiểm dịch côn trùng hoặc các điều kiện liên quan. Theo đó:

  • Tất cả các vật liệu bằng gỗ liên quan đến lô hàng được sử dụng để đóng gói và vận chuyển các sản phẩm tươi phải tuân thủ chính sách về các yêu cầu thông tin phi hàng hóa. Xin vui lòng tham khảo các trường hợp này tại:

https://bicon.agriculture.gov.au/BiconWeb4.0/ImportConditions/Questions/EvaluateCase?elementID=0000088555&elementVersionID=161

  • Bao bì phải được làm từ vật liệu tổng hợp hoặc vật liệu chế biến cao nếu có nguồn gốc thực vật. Bao bì không được làm bằng nguyên liệu thực vật chưa qua chế biến chẳng hạn như rơm.
  • Đối với vận chuyển bằng đường biển, các container phải được kiểm tra bởi Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam trước khi xếp hàng để đảm bảo không có côn trùng và các lỗ thông hơi phải được phủ kín không cho côn trùng xâm nhập.

Bước 9. Xác minh khi hàng đến nơi

Các giấy chứng nhận và chứng từ kèm theo phải cung cấp cho Bộ Nông nghiệp Úc để đánh giá.

Bước 10. Các lô hàng phải được kiểm tra khi cập cảng để xác minh việc tuân thủ các điều kiện nhập khẩu trước khi thông quan.

Bước 11. Các lô hàng trong quá trình kiểm soát an toàn sinh học không được phép chuyển tiếp bằng đường bộ khi không được Bộ Nông nghiệp Úc đồng ý. Vận chuyển các lô hàng bằng đường không hoặc đường biển để kiểm tra tại cảng đến được cho phép.

Theo Luật phí An toàn Sinh học (Tổng quan) năm 2016 và Chương 9, phần 2 của Luật An toàn Sinh học 2016, tất cả các phí dịch vụ được trả cho Bộ Nông nghiệp Úc. Danh sách tất cả các lệ phí kiểm dịch và xuất khẩu có sẵn trên trang web của Bộ Nông nghiệp tại địa chỉ http://www.agriculture.gov.au/fees/charging-guidelines

Bước 11. Một khi các yêu cầu an toàn sinh học đã được đáp ứng, các nhà nhập khẩu có trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả các thực phẩm nhập khẩu tuân thủ Đạo luật Kiểm soát nhập khẩu thực phẩm năm 1992 bao gồm cả Luật Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc và New Zealand. Các lô hàng thực phẩm có thể được đưa ra để kiểm tra và phân tích theo quy định tại Chương trình kiểm tra thực phẩm nhập khẩu.

Điều kiện nhập khẩu chi tiết bằng Tiếng Anh xem tại:

https://bicon.agriculture.gov.au/BiconWeb4.0/ImportConditions/Conditions?EvaluatableElementId=383412&Path=UNDEFINED&UserContext=External&EvaluationStateId=30983ee1-2137-4d27-bb46-86cb185adc85&CaseElementPk=1096666&EvaluationPhase=ImportDefinition&HasAlerts=True&HasChangeNotices=True&IsAEP=False

Nguồn: Bộ Công Thương