Những bước tiến của Việt Nam trong quá trình gia nhập CISG 1980

14/02/2011    505

Quy định của pháp luật Việt Nam về gia nhập Điều ước quốc tế

Theo quy định của Luật ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam năm 2005 , trong hoàn cảnh cụ thể của CISG (không có nội dung trái Hiến pháp và pháp luật nội địa Việt Nam) thì việc gia nhập Công ước này sẽ phải đi qua các thủ tục sau (chỉ xem xét các thủ tục chính thức):

Bước 1: Bộ chuyên ngành (mà ở đây là Bộ Công Thương xét theo chức năng và thẩm quyền quản lý của cơ quan này) nghiên cứu về việc Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980.

Bước 2: Bộ chuyên ngành lấy ý kiến kiểm tra bằng văn bản của Bộ Ngoại Giao; lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan (Tòa án nhân dân tối cao, VCCI…).

Bước 3: Sau khi nhận được ý kiến trả lời của các cơ quan hữu quan, Bộ chuyên ngành đề xuất với Chính Phủ về việc gia nhập CISG.

Bước 4: Chính phủ ra quyết định gia nhập CISG (do việc gia nhập CISG không đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên không phải trình Ủy ban thường vụ quốc hội cho ý kiến).

Bước 5: Chính phủ đệ trình văn bản gia nhập cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

Ngày 20/08/2010, Bộ Công thương đã có đề nghị trình lên Chính phủ về việc nghiên cứu khả năng  tham gia Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Ngày 22/10/2010, Văn phòng Chính phủ đã có công văn chỉ đạo việc Nghiên cứu khả năng tham gia Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo đó, giao Bộ Công thương chủ trì, cùng phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu khả năng tham gia Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Chi tiết Công văn của Văn phòng Chính phủ có trong file đính kèm: