Các nước tham gia Công ước Viên

08/08/2013    8587

Thực trạng
Công ước Viên là bộ luật thống nhất về mua bán hàng hóa quốc tế điều chỉnh các giao dịch chiếm đến ba phần tư thương mại thế giới.

Xu hướng

Tại Hội nghị ngoại giao của Liên Hợp Quốc về việc thông qua công ước Viên, có 62 nước tham gia, bao gồm: 22 nước Châu Âu và nước phát triển phương Tây, 11 nước xã hội chủ nghĩa, 11 nước Nam Mỹ, 7 nước Châu Phi và 11 nước Châu Á (tức 22 nước phương Tây, 11 nước xã hội chủ nghĩa và 29 nước thuộc thế giới thứ 3).

Các nước này được nêu trong Danh sách thành viên. Hội nghị đã nhất trí thông qua 1 nghị quyết theo đó Công ước sẽ có hiệu lực kể từ năm 1988. Nghị quyết này được sánh với 1 công ước trước đó của Liên Hợp Quốc về luật thương mại quốc tế về khía cạnh phán quyết của trọng tài quốc tế đó là Công ước New York 1958. Phán quyết trọng tài liên quan nhiều đến Công ước Viên do hầu hết các hợp đồng mua bán quốc tế đều có điều khỏan trọng tài.

Thông thường khi một công ước về luật thương mại quốc tế được phê chuẩn sẽ bị “đóng băng” giai đoạn đầu. Nhưng, công ước New York là một ngoại lệ và CISG cũng vậy. Nếu tiếp tục giữ đà mở rộng như hiện nay, công ước CISG sẽ nhanh chóng vươn tới 100 quốc gia trên tòan thế giới.

Thông tin chung về việc áp dụng CISG

Công ước Viên trở thành luật quốc gia đối với các nước thuộc Danh sách thành viên. Các kết luận và khuyến nghị chính như sau:

  • Nếu các bên có trụ sở kinh doanh tại các nước tham gia Công ước Viên, khi hợp đồng rơi vào phạm vi điều chỉnh của Công ước, hợp đồng được tự động điều chỉnh bởi Công ước, trừ phi các bên trong hợp đồng qui định khác. Nói cách khác, khi không muốn áp dụng Công ước Viên, các bên phải nêu rõ trong hợp đồng rằng hợp đồng được điều chỉnh bởi luật quốc gia (ví dụ, các bên trong hợp đồng là các công ty của Hoa Kỳ và Đức qui định “Hợp đồng này được điều chỉnh bởi luật bang New York”) hoặc khi không sử dụng nguồn luật điều chỉnh khác, Công ước Viên sẽ được ưu tiên lựa chọn áp dụng. Tóm lại, nếu các bên không muốn áp dụng công ước Viên thì nên nêu rõ trong hợp đồng mua bán.
  • Kết luận và khuyến nghị trên cũng có thể được áp dụng khi một trong các bên trong hợp đồng mua bán có trụ sở kinh doanh tại nước thành viên công ước  nếu hợp đồng qui định luật quốc gia áp dụng là luật của nước thành viên công ước. Điều này được qui định trong điều 95 Công ước Viên.


Có 2 trường hợp: một là, các bên tham gia hợp đồng đến từ các nước thành viên Công ước khác nhau; hai là, hợp đồng giữa một bên là nước thành viên và một bên là nước không tham gia công ước. Điều 1(1)(a), 1(1)(b) và 95 Công ước điều chỉnh vấn đề này

 

  • Công ước Viên cũng có thể được áp dụng đối với các giao dịch giữa các bên không tham gia Công ước nếu các bên chỉ định trong hợp đồng.Ví dụ, giao dịch giữa công ty của Đài Loan và Brazil (cả 2 nước này đều chưa tham gia công ước Viên), Công ước Viên có thể được áp dụng nếu hai bên lựa chọn, với lưu ý là nếu Công ước Viên được áp dụng như một nguồn luật, nó sẽ được ưu tiên áp dụng trong trường hợp có xung đột với luật nội địa nhưng nếu Công ước Viên chỉ được áp dụng trong hợp đồng đơn lẻ, Công ước sẽ chỉ là một điều khoản của hợp đồng, không thay thế các điều khỏan bắt buộc khác của luật quốc gia.
  • Ngoài ra, có những trường hợp mà Công ước Viên vẫn có thể được áp dung mặc dù cả hai bên tham gia hợp đồng đều không phải là nước thành viên Công ước và hợp đồng không dẫn chiếu tới Công ước. Đó là những trường hợp do tòa án sử dụng (xem ví dụ tại Vụ kiện ICC số 5713 năm 1989).