CPTPP và Hoạt động XDPL

Hàm ý chính sách về việc chuẩn bị nội dung cho soạn thảo các quy định thực thi cam kết

Xem thêm

Đối với các VBQPPL thông thường, thời hạn cho việc soạn thảo và ban hành văn bản được xác định tại chương trình/kế hoạch xây dựng pháp luật tương ứng của cơ quan có thẩm quyền, căn cứ vào các yêu cầu pháp lý và/hoặc nhu cầu quản lý/thực tiễn liên quan của Việt Nam.

Xem thêm

Đứng từ góc độ nghĩa vụ cam kết, các VBQPPL thực thi CPTPP của Việt Nam dù được ban hành chậm nhưng cơ bản bảo đảm tuân thủ yêu cầu CPTPP về thời hạn hiệu lực (ngoại trừ cam kết về quyền tự do liên kết của người lao động).

Xem thêm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Ban hành VBQPPL (về nguyên tắc soạn thảo, ban hành VBQPPL) thì VBQPPL phải bảo đảm các tiêu chí (i) sự phù hợp với Hiến pháp (hợp hiến), (ii) đúng trình tự, thủ tục, thể thức, phù hợp với các quy định pháp luật cấp cao hơn (hợp pháp), và (iii) hài hòa, không mâu thuẫn với các quy định khác trong hệ thống pháp luật liên quan (thống nhất trong hệ thống pháp luật).

Xem thêm

Liên quan tới “sự tương thích với các cam kết quốc tế”, Điều 5 Luật Ban hành VBQPPL không đề cập cụ thể về tiêu chí này mà chỉ yêu cầu VBQPPL bảo đảm “không cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế của Việt Nam”.

Xem thêm

Minh bạch là nguyên tắc quan trọng được nhấn mạnh trong hoạt động xây dựng VBQPPL của Việt Nam cũng như trong CPTPP. Từ góc độ nội dung, yêu cầu minh bạch đòi hỏi các quy định phải được trình bày một cách rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ, cho phép hiểu đúng và chỉ theo một nghĩa thống nhất và duy nhất.

Xem thêm

Mặc dù CPTPP không có bất kỳ yêu cầu nào về tính hợp lý hay khả thi của các quy định nội địa thực thi CPTPP, đây lại là đòi hỏi quan trọng từ góc độ lợi ích của chính Việt Nam trong thực thi Hiệp định.

Xem thêm

Mặc dù hầu hết các quy định thực thi CPTPP đều được đánh giá là phù hợp và khả thi, các phân tích chi tiết và rà soát thực tiễn thực hiện cho thấy vẫn tồn tại một số trường hợp quy định/cách thức “nội luật hóa” chưa thực sự hợp lý, gây vướng mắc ảnh hưởng nhất định tới lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tận dụng cơ hội từ CPTPP.

Xem thêm

Rà soát các quy định tại các VBQPPL thực thi CPTPP cho thấy có 10/11 văn bản trung tính về giới, tức là không có quy định cụ thể nào liên quan tới các yếu tố giới, cũng không tác động riêng nào về giới cả trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong các Tờ trình và các tài liệu đi kèm dự thảo các văn bản này (bản thuyết minh, đánh giá tác động…) đều không có nội dung nào đề cập tới tác động về giới của văn bản.

Xem thêm