Các định hướng hành động cơ bản nêu tại EUSSCT bao gồm những gì?

EUSSCT bao gồm các chính sách định hướng trong 03 khía cạnh chính, gồm (i) các chính sách trực tiếp đối với chuỗi giá trị dệt may, (ii) các chính sách phối hợp trong nội bộ EU và (iii) các chính sách trên bình diện quốc tế/toàn cầu.

Các nội dung được đề cập chỉ tập trung vào các định hướng chính sách trong nhóm thứ nhất (chính sách liên quan tới các yếu tố trong chuỗi giá trị dệt may), vốn là các vấn đề sẽ có tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Hai nhóm vấn đề còn lại chủ yếu tập trung vào các vấn đề ở tầm vĩ mô riêng của EU, không ảnh hưởng trực diện tới hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp. Theo đó, các định hướng hành động cơ bản nêu tại EUSSCT bao gồm:

1. Xây dựng các yêu cầu bắt buộc về thiết kế sinh thái riêng cho hàng dệt may (về độ bền, khả năng tái sử dụng, khả năng tái chế từ sợi tới sợi, các yêu cầu bắt buộc về thành phần sợi…)

Chi tiết nội dung này xem tại: https://trungtamwto.vn/xuat-khau-xanh/27951-dinh-huong-hanh-dong-eussct-xay-dung-cac-quy-dinh-bat-buoc-ve-thiet-ke-sinh-thai 

2. Ngăn chặn việc tiêu hủy hàng dệt may không bán được hoặc bị trả về thông qua việc (i) Xây dựng các quy định cấm tiêu hủy hàng hóa không bán được hoặc bị trả lại và (ii) Thúc đẩy việc sử dụng các công nghệ số chính xác (digital precision technologies) để giảm tỷ lệ hoàn trả cao quần áo mua trực tuyến, khuyến khích việc sản xuất hàng dệt may theo đơn yêu cầu

Chi tiết nội dung này xem tại: https://trungtamwto.vn/xuat-khau-xanh/27950-dinh-huong-hanh-dong-eussct-ngan-chan-viec-tieu-huy-hang-det-may-khong-ban-duoc-hoac-bi-tra-ve

3. Xử lý ô nhiễm vi nhựa từ hàng dệt may thông qua (i) Các quy định bắt buộc về thiết kế sinh thái; (ii) Các biện pháp nhằm khuyến khích/thúc đẩy các giải pháp giảm ô nhiễm vi nhựa trong vòng đời hàng dệt may; và (iii) Tiêu chuẩn hóa các phương pháp thử nghiệm để đo lượng vi nhựa trong sản phẩm dệt may.

Chi tiết nội dung này xem tại: https://trungtamwto.vn/xuat-khau-xanh/27949-dinh-huong-hanh-dong-eussct-xu-ly-o-nhiem-vi-nhua

4. Minh bạch hóa thông tin xanh về sản phẩm để bảo đảm người tiêu dùng xanh có thông tin tin cậy thông qua (i) Xây dựng “Hộ chiếu số cho sản phẩm dệt may”; (ii) Bổ sung quy định về công khai bắt buộc (mandatory disclosure) các thông tin về tính bền vững, khả năng tái chế, quy mô sản phẩm và địa điểm nơi diễn ra quá trình sản xuất; (iii) Nghiên cứu khả năng xây dựng quy định về nhãn số cho hàng hóa (digital label)

Chi tiết nội dung này xem tại: https://trungtamwto.vn/xuat-khau-xanh/27948-dinh-huong-hanh-dong-eussct-xay-dung-cac-yeu-cau-ve-cong-khai-thong-tin-va-ho-chieu-so-cho-san-pham

5. Kiểm soát tính trung thực của các Tuyên bố xanh thông qua các quy định về tiêu chí bắt buộc/tối thiểu cho các tuyên bố xanh, nhãn môi trường… của sản phẩm

Chi tiết nội dung này xem tại: https://trungtamwto.vn/xuat-khau-xanh/27947-dinh-huong-hanh-dong-eussct-thuc-day-thong-tin-dung-su-that-ve-tinh-xanh-cua-san-pham

6. Mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất và thúc đẩy tái sử dụng, tái chế đối với rác thải hàng dệt may

Chi tiết nội dung này xem tại: https://trungtamwto.vn/xuat-khau-xanh/27946-dinh-huong-hanh-dong-eussct-mo-rong-trach-nhiem-cua-nha-san-xuat-va-thuc-day-tai-su-dung-tai-che-rac-thai-hang-det-may

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI