Đặc điểm hệ thống phân phối của Đức?

Câu hỏi: Đặc điểm hệ thống phân phối của Đức? 

Trả lời:

Về kênh phân phối hàng hóa

Tại Đức, hàng hóa được phân phối bán lẻ thông qua nhiều kênh khác nhau, từ các tạp hóa, cửa hàng bách hóa, cửa hàng giảm giá, đến các chợ, siêu thị, đại siêu thị, trung tâm mua sắm… Trong đó, các kênh bán lẻ lớn nhất là: cửa hàng giảm giá, siêu thị và cửa hàng bách hóa. Theo Liên đoàn Doanh nghiệp bán lẻ của Đức (German Retail Business Federation), năm 2019, các cửa hàng giảm giá của Đức ghi nhận mức doanh thu ròng cao nhất với 74,5 tỷ euro, tiếp theo là các siêu thị với 51,2 tỷ euro, cửa hàng bách hóa với 18,5 tỷ euro, và đại siêu thị với 17 tỷ euro.

Bảng: Hệ thống phân phối của Đức

Loại hình

Đặc điểm

Các thương hiệu phổ biến

Cửa hàng bách hóa

(Department stores)

Không chuyên về một loại hình sản phẩm nhất định

Nằm ở các trung tâm thành phố

Kaufhof, Karstadt, Kadewe

Trung tâm mua sắm

(Shopping malls)

Nằm ở các trung tâm thành phố

Tập hợp các cửa hàng lại với nhau trên diện tích từ 10.000m2 đến 50.000m2.

Trung tâm Arcaden, Passagen, Carré

Cửa hàng dệt may/quần áo

(Textile department stores)

Cửa hàng lớn chuyên bán các hàng quần áo, dệt may

Peek&Cloppenburg, H&M, C&A

Cửa hàng bách hóa chuyên dụng

(Specialized department stores)

Chuyên bán một loại hình sản phẩm nhất định, ví dụ: cửa hàng bách hóa chuyên bán đồ điện, cửa hàng bách hóa chuyên bán đồ kim khí (DIY)…

Saturn, Media-Markt, Conrad Electronic, Bauhaus, Obi, Hellweg

Siêu thị

(Supermarkets)

Nằm ở trung tâm thành phố

Chuyên bán thực phẩm

Kaiser, Edeka, Rewe

Siêu thị đồ uống

(Beverage market)

Nằm ở trung tâm thành phố

Chuyên bán các sản phẩm đồ uống

Fristo, Hol'ab

Siêu thị hữu cơ

(Organic supermarkets)

Nằm ở trung tâm thành phố

Chuyên bán các sản phẩm hữu cơ

LPG-Biomarkt, Bio-Company, Naturkostladen

Chợ

(Markets)

Chợ rau quả, nằm ở trung tâm thành phố

Chợ ngoài trời hoặc có mái che

Markthalle, frische Märkte

Cửa hàng địa phương nhỏ, cửa hàng tạp hóa

(Small local shops, grocery stores)

Nằm ở trung tâm thành phố

Thường bán đặc sản các vùng (Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Ý)

Verdi

Cửa hàng giảm giá

(Discounter)

Nằm ở trung tâm thành phố và ngoại ô

Lidl, Aldi, Netto

Cash & Carry

Các đại siêu thị và chợ sản phẩm tươi sống

Métro, Frische Paradies, Beussel Markt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Santandertrade, 2021

Hệ thống các cửa hàng phân phối tại Đức thường tồn tại ở cả hai hình thức: cửa hàng truyền thống và cửa hàng trực tuyến, trong đó hình thức trực tuyến đang ngày càng phát triển. 

Đặc biệt kể từ khi xuất hiện dịch bệnh COVID-19 thì xu hướng tiêu dùng trực tuyến cũng tăng lên, thể hiện qua số lượng các đơn hàng mua sắm trực tuyến và đặt hàng qua email ngày một gia tăng. Cũng chính bởi lý do này, ngày càng có nhiều nhà bán lẻ chuyển sang chiến lược bán hàng đa kênh, vừa duy trì các kênh bán lẻ trực tiếp, vừa phát triển các kênh thương mại điện tử. Hiện có gần 40% doanh nghiệp bán lẻ ở Đức có cửa hàng trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử (Centurionlgplus.com). Năm 2020, doanh số thương mại điện tử ở Đức lên đến 73 tỷ euro, tăng gần 23% so với năm 2019. 

Các sàn thương mại điện tử lớn nhất của Đức hiện nay là: Amazon, eBay, eBay Kleinanzeigen, Otto, Zalando, Notebooksbilliger, Cyberport, Bonprix, Idealo, MediaMarkt, Lidl, Thomann and Saturn… Các nhà cung cấp hàng hóa nước ngoài có thể tiếp cận các kênh này để bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng Đức (hình thức bán hàng qua biên giới). Số liệu cho thấy hình thức mua sắm trực tuyến qua biên giới ngày càng phổ biến tại Đức trong những năm trở lại đây. Theo một nghiên cứu của PwC năm 2019, có khoảng 70% người mua sắm trực tuyến ở Đức đã đặt hàng từ nước ngoài. 

Về kênh nhập khẩu hàng hóa

Hàng hóa nhập khẩu có thể tiếp cận thị trường Đức qua nhiều kênh khác nhau phụ thuộc vào từng loại sản phẩm, các cân nhắc về tài chính cũng như các yếu tố khác như quy mô thị trường, nhu cầu và tiềm năng bán hàng trong dài hạn… 

Sau đây là một số kênh nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Đức phổ biến:

-    Qua hiện diện thương mại tại Đức:

Các công ty nước ngoài thành lập hiện diện thương mại (thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện…) tại Đức để thực hiện việc nhập khẩu, phân phối cho các đại lý, cửa hàng hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Đây là một hình thức hiệu quả để tiếp cận thị trường, tuy nhiên hình thức này phù hợp với các công ty dự đoán được khối lượng bán hàng lớn, xuất khẩu với số lượng nhiều và muốn phát triển lâu dài ở thị trường Đức. Lý do là việc thành lập hiện diện thương mại đòi hỏi vốn đầu tư nhiều hơn so với các hình thức khác, thủ tục thành lập cũng mất nhiều thời gian và chi phí hơn.

-    Qua đối tác nhập khẩu tại Đức:

Đối tác nhập khẩu có thể là các đơn vị mua hàng để sử dụng trực tiếp cho mình (thiết bị công nghiệp lớn, có giá trị; nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất…) hoặc các nhà nhập khẩu chuyên nghiệp. 

Các đơn vị chuyên nhập khẩu của Đức chủ yếu là các nhà bán buôn, nhà phân phối, hoặc các đại lý trung gian nhập khẩu hàng hóa để phân phối lại (ví dụ cho các cửa hàng, siêu thị, các đơn vị khác có nhu cầu). Hàng hóa nhập khẩu thông qua các đơn vị nhập khẩu chuyên nghiệp này thường là các máy móc thiết bị nhỏ, vật tư công nghiệp phổ biến và hàng tiêu dùng. Đây là hình thức nhập khẩu chủ yếu vào thị trường Đức.

-    Qua kênh mua sắm trực tuyến nước ngoài

Nhà cung cấp hàng hóa nước ngoài cũng có thể bán hàng trực tiếp cho người mua tại Đức thông qua các kênh thương mại điện tử như: Amazon, eBay… Hình thức này ngày càng trở nên phổ biến tại Đức để mua sắm hàng hóa quốc tế, tuy nhiên thường chỉ thích hợp với các sản phẩm tiêu dùng.

Tóm lại, các kênh nhập khẩu và phân phối của Đức khá đa dạng, và có nhiều lựa chọn. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Đức có thể cân nhắc các yếu tố liên quan để lựa chọn kênh nhập khẩu và phân phối cho phù hợp.

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI