Tình hình đàm phán
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ bắt đầu quá trình tham vấn về tương lai của các quyết định Bali từ ngày 22 tháng 10, nhằm nỗ lực giải quyết những bế tắc hiện nay, Tổng giám đốc WTO Roberto Azevedo cho biết. Tại cuộc họp Đại hội đồng, được tổ chức vào ngày 21 tháng 10, ông Roberto Azevedo cho biết các thành viên WTO "sẵn sàng tham gia vào các cuộc trò chuyện này, và làm tất cả những gì có thể để tìm một con đường phía trước".
Xem thêmNgày 21 tháng 10 vừa qua, Ấn Độ không có dấu hiệu từ bỏ ý định phủ quyết Hiệp định thuận lợi hóa thương mại. Kết quả này đã buộc giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Roberto Azevedo phải tổ chức một tuần đàm phán tại Geneva để cố gắng đưa ra hướng giải quyết vấn đề này.
Xem thêmTổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhận định: hơn hai tháng sau khi không đạt được sự đồng thuận tại Hội nghị hồi tháng Bảy vừa qua, các bên hiện vẫn chưa tìm ra giải pháp để khai thông thế bế tắc trong việc thực hiện Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA). Người phát ngôn của WTO Keith Rockwell cho biết không chỉ thất bại đối với việc thực hiện TFA, các bên còn chưa giải quyết được vấn đề dự trữ lương thực để đáp ứng các mục tiêu về an ninh lương thực.
Xem thêmTại Hội nghị Bộ trưởng Bali tháng 12/2013, các nước thành viên WTO đã tuyên bố kết thúc đàm phán Hiệp định tạo thuận lợi hóa thương mại (gọi tắt là Hiệp định TF) và bắt đầu tiến hành các thủ tục thông qua ở từng nước. Tuy nhiên, đến thời hạn ngày 31/07/2014 vừa qua, Hiệp định này đã không thể được thông qua bởi sự phản đối của Ấn Độ. Theo nhận định của Tổng Giám đốc WTO ông Roberto Azevedo thì đây sẽ là một hệ quả nghiêm trọng đối với tương lai của WTO.
Xem thêmVừa qua tại Giơ-nevơ, 153 thành viên của WTO đã nhất trí không đặt quá nhiều kỳ vọng vào Vòng đàm phán Đôha, gạt bỏ các vấn đề gây tranh cãi để có thể đạt được một thỏa thuận trong năm nay. Cái mà Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy gọi là “thu hoạch sớm” có nguy cơ thất bại nếu các thành viên không thể đạt được bất cứ một thỏa thuận nhỏ nào. Điều này cũng cho thấy đã qua rồi cái thời của đàm phán thương mại đa biên theo diện rộng.
Xem thêmNgười đứng đầu Tổ chức Thương mại Thế giới cho biết sau cuộc họp hôm thứ ba (30/5/2011) rằng các thành viên WTO đang tìm cách thúc đẩy Vòng đàm phán tự do hóa thương mại Đôha, hiện đang rơi vào bế tắc, trước hết bằng cách đạt được thỏa thuận trong một số lĩnh vực cụ thể liên quan các quốc gia chậm phát triển.
Xem thêmCác thành viên WTO đồng ý tập trung vào gói cam kết dành cho các nước nghèo để trình lên Hội nghị Bộ trưởng diễn ra vào tháng 12 tới trước khi cố gắng giải quyết những bất đồng giữa các thành viên trong các lĩnh vực khác của đàm phán thương mại toàn cầu. Vòng đàm phán Đôha được khởi động từ năm 2001 tại thủ đô của Quata, ban đầu gồm 3 lĩnh vực – nông nghiệp, hàng công nghiệp, và dịch vụ.
Xem thêmCác thành viên WTO đã thực sự từ bỏ mục tiêu đạt được một thỏa thuận chung cho tất cả 9 lĩnh vực của Vòng đàm phán Đôha của WTO về tự do hóa thương mại vào cuối năm nay.Tại một cuộc họp không chính thức của Ủy ban đàm phán thương mại giữa tất cả các thành viên WTO, các đại biểu đã nhất trí tập trung vào các lĩnh vực ít bất đồng ý kiến hơn, bao gồm cả việc loại bỏ thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước kém phát triển.
Xem thêmTại một cuộc họp cấp Bộ trưởng không chính thức diễn ra ở Paris vào cuối tháng 5 vừa qua, các thành viên WTO đã đạt được sự đồng thuận về việc vào tháng 12 tới sẽ cố gắng đạt được một phần thỏa thuận trong các cuộc đàm phán về tự do hóa thương mại toàn cầu. Với diễn biến như vậy, đồng nghĩa với việc trì hoãn mọi thỏa thuận trong các vấn đề chính như nông nghiệp và hàng công nghiệp, các thành viên đã thực sự từ bỏ mục tiêu đạt được một thỏa thuận tổng thể của Vòng đàm phán Đôha vào cuối năm nay.
Xem thêmNgày 21/4, Đại sứ Fernando de Mateo, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Dịch vụ (CTS) của WTO, đã có báo cáo lên Ủy ban Đàm phán Thương mại (TNC) của WTO về thực trạng tình hình đàm phán dịch vụ. Báo cáo đề cập đến 4 lĩnh vực đàm phán chính là tiếp cận thị trường, quy định trong nước, các quy định của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), và việc thực thi các cơ chế linh hoạt dành cho các nước kém phát triển (LDCs). Ở từng lĩnh vực, báo cáo đã chỉ rõ những tiến bộ đạt được, những cách biệt cần thu hẹp và trên hết là cách thức triển khai đàm phán trong thời gian tới.
Xem thêm