Ấn phẩm - Tài liệu

Các Ấn phẩm khác

Khuyến nghị phương án hành động: Vụ giày Việt Nam bị kiện chống lẩn tránh thuế CBPG ở Brazil 

13/10/2011

Ngày 04/10/2011, Brazin ra quyết định khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giày dép nhập khẩu từ Việt Nam và Indonesia. Vụ việc xuất phát từ nghi ngờ của phía Braxin rằng có hiện tượng doanh nghiệp Trung Quốc đang cố ý lẩn tránh thuế chống bán phá giá hiện đang áp dụng với giày nhập khẩu từ Trung Quốc bằng cách gian lận hoặc chuyển sản xuất sang các nước như Indonesia và Việt Nam.

Phân tích vụ giải quyết tranh chấp đầu tiên của Việt Nam tại WTO: Bài học rút ra cho Việt Nam

13/09/2011

Sau 4 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã có một khởi đầu quan trọng trong việc sử dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam trong thương mại quốc tế: Ngày 01/02/2010, Chính phủ Việt Nam gửi yêu cầu tham vấn tới Chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Ngày 11/7/2011 vừa qua, Ban Hội thẩm (WTO) đã ban hành và gửi báo cáo giải quyết tranh chấp tới các bên liên quan.

Nghiên cứu vụ kiện chốt thép trong WTO - Phân tích tác động và khuyến nghị cho Việt Nam

13/09/2011

Ngày 15/07/2011 vừa qua, Cơ quan Phúc thẩm (Appellate Body – AB) của Tổ chức Thương mại Thế giới đã đưa ra báo cáo phán quyết trong vụ tranh chấp DS397 do Trung Quốc khởi xướng liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá chính thức mà EC đã áp đặt với sản phẩm chốt sắt thép (certain iron or steel fasteners) nhập khẩu từ Trung Quốc. Báo cáo này có thể buộc EC phải thay đổi các quy định và thủ tục trong điều tra chống bán phá giá đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường (NMEs) nói chung chứ không chỉ riêng đối với Trung Quốc.

Phân tích khả năng thay đổi pháp luật phòng vệ thương mại tại Liên minh Châu Âu - lưu ý cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

13/07/2011

Liên minh châu Âu (EU) là một trong những thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam nhưng cũng là khu vực áp dụng nhiều nhất các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam tính đến nay. Do đó, bất kỳ thay đổi nào trong chính sách, pháp luật hay thực tiễn về phòng vệ thương mại của khu vực này đều có tác động trực tiếp đến tình hình xuất khẩu của chúng ta. Một số động thái gần đây cho thấy EU có khả năng sẽ thay đổi đáng kể trong quy định và thực tiễn áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.

Nhìn lại vụ kiện CBPG đối với giày mũ da Việt Nam tại EU - Bài học cho xuất khẩu Việt Nam

13/04/2011

Ngày 16/03/2011, Ủy ban Châu Âu ra thông báo chính thức chấm dứt lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, thuế chống bán phá giá áp đặt lên các sản phẩm giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc sẽ được dỡ bỏ kể từ ngày 01/04/2011.

Báo cáo Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980

21/12/2010

Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) là một trong những công ước quốc tế về thương mại được phê chuẩn và áp dụng rộng rãi nhất hiện nay, với 74 thành viên (tính đến ngày 11/04/2010), ước tính CISG diều chỉnh khoảng ¾ giao dịch thương mại quốc tế đang ngày càng trở thành một phần hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta (bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa).

Khuyến nghị phương án đàm phán "Các dự thảo đàm phán NAMA về NTBs đối với ghi nhãn hàng dệt may, giày dép và đồ du lịch và TBTs đối với ô tô, điện tử, hóa chất"

28/10/2010

Trong khuôn khổ Vòng đàm phán Doha của WTO về mở cửa thị trường đối với các sản phẩm phi nông sản (Đàm phán NAMA) mà Chính phủ Việt Nam đang đàm phán và lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp về các Đề xuất Ghi nhãn đối với hàng dệt may, giày dép và đồ du lịch, và các vấn đề liên quan đến biện pháp kỹ thuật đối với ô tô, điện tử, hóa chất, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhân danh cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra khuyến nghị lên Chính phủ về vấn đề này.

Báo cáo Nghiên cứu "Doanh nghiệp và Chính sách Thương mại Quốc tế"

08/10/2010

Trong thời gian qua, với những thay đổi tích cực theo hướng mở trong hoạt động lập pháp và hành pháp ở nước ta, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cơ hội hơn để tham gia vào quá trình hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật nội địa.

Pháp luật, thực tiễn và thủ tục vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ tại Hoa Kỳ (Bản dịch)

26/09/2010

Đây là tài liệu "Hướng dẫn về các Biện pháp Phòng vệ Thương mại tại Hoa Kỳ - Pháp luật, Thực tiễn và Thủ tục vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ" do Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) phát hành. Chịu trách nhiệm biên phiên dịch sang tiếng Việt bởi Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Hi vọng cùng với "Cẩm nang Kháng kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp tại Hoa Kỳ"sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích

Pháp luật, Thực tiễn và Thủ tục vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ tại Cộng đồng Châu Âu (Bản dịch)

26/09/2010

Đây là tài liệu "Hướng dẫn về các Biện pháp Phòng vệ Thương mại tại Cộng đồng Châu Âu - Pháp luật, Thực tiễn và Thủ tục vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ" do Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) phát hành. Chịu trách nhiệm biên phiên dịch sang tiếng Việt bởi Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Hi vọng cùng với "Cẩm nang Kháng kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp tại Liên minh Châu Âu" sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích