Hướng dẫn chỉ dẫn địa lý: Kết nối sản phẩm và xuất xứ sản phẩm

18/03/2012

Với kinh nghiệm thu được từ các vùng khác nhau trên thế giới, chỉ dẫn địa lý (GIs) là cơ hội giúp tăng thêm giá trị cho nền kinh tế và xã hội của khu vực đó, không chỉ riêng về phương diện thương mại và thu nhập, mà còn ở phương diện văn hóa và các lợi ích môi trường.

Để hiểu rõ hơn trật tự sắp xếp phức tạp của các GIs và và tìm kiếm bằng chứng cho lập luận rằng GIs có thể gia tăng thu nhập và thúc đẩy cạnh tranh, cuốn sách sẽ giải đáp cho câu hỏi liệu các GIs có thực sự là một đề xuất có giá trị cho lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm ở các quốc gia đang phát triển hay bằng cách nào mà chúng lại có giá trị đó. Và nếu có, những yêu cầu cần thiết nào để có được những GIs mang lại tác động rộng rãi nhất và có được sự phát triển bền vứng nhất. Mục đích của cuốn sách này nhằm tập hợp những bài học kinh nghiệm và những trường hợp điển hình nhất. Cuốn sách từng bước khám phá các vấn đề kể từ khi phát triển hay cải thiện các GIs và cuốn sách cũng tập trung giải quyết nhưng câu hỏi thắc mắc nhiều nhất phát sinh từ chủ đề Chỉ dẫn địa lý. Cuốn sách cũng mang đến cho bạn đọc những quan sát và hiểu biết thực tế về các hệ thống GIs  lớn ngày nay.

Cuốn sách tập trung chủ yếu vào các sản phẩm nông nghiệp. Rượu vang và rượu thuộc một phần nghiên cứu khác vì chúng chịu sự chi phối của một hệ thống luật pháp và bảo hộ riêng, đồng thời, cơ cấu thương mại của nhóm sản phẩm này cũng phát triển tốt và hoàn thiện hơn so với phân nhóm các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, các bài học và phương pháp tiếp cận chung thì tương đối giống nhau. Cuốn sách tập trung nhiều vào quá trình phát triển hơn là đi vào những khía cạnh pháp lý của GI, ngoại trừ việc giải thích hệ thống pháp lý vận hành của các GI. Cuốn sách sử dụng đến mức tối đa có thể những từ ngữ thông dụng, tránh các thuật ngữ pháp lý và kỹ thuật; Đồng thời cuốn sách cũng có một bảng giải thích ngắn gọn tất cả các thuật ngữ không phổ biến.

Hiện đã có một thể thống nhất khá lớn những nghiên cứu các thỏa thuận quốc tế, hệ thống pháp luật, và còn tồn tại một lịch sử đấu tranh cho những nền tảng hay cơ sở lập luận cho các GIs.  Ấn phẩm này sẽ đi sâu hơn nữa vào những vấn đề này nhưng sẽ không bổ sung thêm bất kỳ đặc điểm nào vào hệ thống lý thuyết này. Thay vào đó, cuốn sách lại tập trung thảo luận những khía cạnh thực tế của sự phát triển cũng như tác động GIs trong các lý lẽ bảo vệ vầ chống lại GIs.

Cuốn sách được dịch và biên tập bởi Trung tâm WTO – Phòng Thương mai và Công nghiệp Việt Nam.