Sản phẩm chính

Tháng 12/2010 vừa rồi, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) liên tiếp đưa ra các dự kiến sửa đổi một số thủ tục quan trọng trong điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ lấy ý kiến công chúng. Đây là các sửa đổi trong khuôn khổ 14 dự kiến sửa đổi nhằm thực hiện Sáng kiến thúc đẩy xuất khẩu của Tổng thống Obama được DOC thông báo vắn tắt hồi tháng 8/2010.

Xem thêm

Ngày 04/10/2011, Brazin ra quyết định khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giày dép nhập khẩu từ Việt Nam và Indonesia. Vụ việc xuất phát từ nghi ngờ của phía Braxin rằng có hiện tượng doanh nghiệp Trung Quốc đang cố ý lẩn tránh thuế chống bán phá giá hiện đang áp dụng với giày nhập khẩu từ Trung Quốc bằng cách gian lận hoặc chuyển sản xuất sang các nước như Indonesia và Việt Nam.

Xem thêm

Tài liệu “Khuyến nghị Chính sách của Cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam về triển vọng Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU” là kết quả của việc tham khảo ý kiến cộng đồng doanh nghiệp, nghiên cứu của các chuyên gia Ủy ban Tư vấn Chính sách Thương mại Quốc tế, VCCI và tập hợp những góp ý của các Hiệp hội Doanh nghiệp ngành hàng. 

Xem thêm

Sau 4 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã có một khởi đầu quan trọng trong việc sử dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam trong thương mại quốc tế: Ngày 01/02/2010, Chính phủ Việt Nam gửi yêu cầu tham vấn tới Chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Ngày 11/7/2011 vừa qua, Ban Hội thẩm (WTO) đã ban hành và gửi báo cáo giải quyết tranh chấp tới các bên liên quan.

Xem thêm

Ngày 15/07/2011 vừa qua, Cơ quan Phúc thẩm (Appellate Body – AB) của Tổ chức Thương mại Thế giới đã đưa ra báo cáo phán quyết trong vụ tranh chấp DS397 do Trung Quốc khởi xướng liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá chính thức mà EC đã áp đặt với sản phẩm chốt sắt thép (certain iron or steel fasteners) nhập khẩu từ Trung Quốc. Báo cáo này có thể buộc EC phải thay đổi các quy định và thủ tục trong điều tra chống bán phá giá đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường (NMEs) nói chung chứ không chỉ riêng đối với Trung Quốc.

Xem thêm

Chủ đề: "Doanh nghiệp Việt Nam và Vòng đàm phán thứ 7 Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)".

Xem thêm

Liên minh châu Âu (EU) là một trong những thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam nhưng cũng là khu vực áp dụng nhiều nhất các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam tính đến nay. Do đó, bất kỳ thay đổi nào trong chính sách, pháp luật hay thực tiễn về phòng vệ thương mại của khu vực này đều có tác động trực tiếp đến tình hình xuất khẩu của chúng ta. Một số động thái gần đây cho thấy EU có khả năng sẽ thay đổi đáng kể trong quy định và thực tiễn áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.

Xem thêm

Đầu tháng 3/2011, Ủy ban Tư vấn Chính sách Thương mại Quốc tế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức 02 hội thảo quốc tế bàn về những cơ hội và thách thức của một Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU.

Xem thêm

Ngày 16/03/2011, Ủy ban Châu Âu ra thông báo chính thức chấm dứt lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, thuế chống bán phá giá áp đặt lên các sản phẩm giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc sẽ được dỡ bỏ kể từ ngày 01/04/2011.

Xem thêm

Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) là một trong những công ước quốc tế về thương mại được phê chuẩn và áp dụng rộng rãi nhất hiện nay, với 74 thành viên (tính đến ngày 11/04/2010), ước tính CISG diều chỉnh khoảng ¾ giao dịch thương mại quốc tế đang ngày càng trở thành một phần hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta (bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa).

Xem thêm