Sản phẩm chính

Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình không thể đảo ngược ở Việt Nam. Trong khi những hoạt động vận động chính sách thương mại thương mại quốc tế đã và đang được các doanh nghiệp, hiệp hội ở nhiều nước thực hiện như một cách mạnh mẽ và hiệu quả, ở Việt Nam, hoạt động này còn tương đối hạn chế cả về tần suất sử dụng và hiệu quả tác động. Một phần lý do là do các doanh nghiệp, hiệp hội Việt Nam hoặc là chưa hiểu đầy đủ về ý nghĩa và vai trò của các hoạt động này, hoặc là chưa được hướng dẫn cách thức để có thể thực hiện chúng một cách hiệu quả.

Xem thêm

Với kinh nghiệm thu được từ các vùng khác nhau trên thế giới, chỉ dẫn địa lý (GIs) là cơ hội giúp tăng thêm giá trị cho nền kinh tế và xã hội của khu vực đó, không chỉ riêng về phương diện thương mại và thu nhập, mà còn ở phương diện văn hóa và các lợi ích môi trường.

Xem thêm

Bản tin "Doanh nghiệp và Chính sách Thương mại Quốc tế", ấn phẩm phát hành hàng quý của Ủy ban tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế - Trung tâm WTO - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Xem thêm

Ngày 18/01/2012, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm mắc áo bằng thép (steel wire garment hangers) nhập khẩu từ Việt Nam và điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng này nhập khẩu từ Đài Loan. Quyết định khởi xướng này được đưa ra trên cơ sở đơn kiện ngày 29/12/2011 của 3 công ty Hoa Kỳ là Công ty M&B Metal Products (Leeds, AL), Công ty Innovative Fabrication/Indy Hanger (Indianapolis, IN) và Công ty Mắc áo Hoa Kỳ (Gardena, CA).

Xem thêm

Cuối tháng 12/2011, Tòa án Phúc thẩm Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết trong vụ GPX Int’l Tire Corp. v. United States khẳng định việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) áp đặt thuế đối kháng đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nền kinh tế phi thị trường là trái với quy định pháp luật liên quan của Hoa Kỳ. Tuy vụ kiện liên quan đến các nhà xuất khẩu Trung Quốc, phán quyết này của Tòa án Hoa Kỳ có thể là một án lệ có ảnh hưởng quan trọng đến quyền và lợi ích của các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam trong các vụ kiện chống trợ cấp mà họ đã, đang hoặc sẽ phải đối mặt ở thị trường này.

Xem thêm

Chủ đề: "Vụ kiện đầu tiên của Việt Nam tại WTO - Chuyện chưa kể về những đóng góp thầm lặng"

Xem thêm

Ngày 15/11/2011, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm ống thép cac-bon tiêu chuẩn nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ, Oman và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất. Quyết định khởi xướng này được đưa ra sau khi có đơn kiệnngày 26/10/2011 của 4 công ty Hoa Kỳ là Allied Tube & Conduit, JMC Steel Group, Wheatland Tube, và Tập đoàn thép Hoa Kỳ.

Xem thêm

Hợp tác Hải quan Việt Nam – Hoa Kỳ đã được hai nước đề cập tới lần thư nhất vào năm 1997, lần thư hai năm 2002. Tuy nhiên, trong cả hai lần này hai bên chưa thống nhất được quan điểm về nội dung hợp tác cũng như thẩm quyền hoạt động của mỗi bên nên chưa đạt được kết quả nào chính thức. Đến năm 2007, Hải quan Hoa Kỳ đã trao cho đoàn đại biểu của Hải quan Việt Nam bản chào Hiệp định cấp Chính phủ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về hỗ trợ lẫn nhau giữa các Cơ quan Hải quan.

Xem thêm

Hội nhập kinh tế quốc tế bên cạnh những lợi ích đáng kể về mặt kinh tế đang đặt Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam trước những thách thức mới, trong đó phải kể đến những tranh chấp quốc tế có liên quan đến Nhà nước. Việc xử lý những tranh chấp này trước hết là trách nhiệm của các bên tranh chấp (Chính phủ, nhà đầu tư…). Tuy nhiên, sự tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp vào các thủ tục giải quyết tranh chấp này là rất quan trọng và hữu ích.

Xem thêm