Tổng quan tranh chấp phòng vệ thương mại ở Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ - Bài học cho xuất khẩu Việt Nam

10/05/2012    641

Năm 2012, Việt Nam kỷ niệm 10 năm ngày Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực, 5 năm ngày chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Đây có lẽ là thời điểm thích hợp để nhìn lại và cùng suy ngẫm về những vấn đề thương mại quốc tế mà Việt Nam đã làm được và/hoặc phải đối mặt trong khuôn khổ tổ chức này nói riêng cũng như quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung. Những bài học rút ra từ những gì đã qua cũng đồng thời là kinh nghiệm quý giá để Việt Nam tiếp tục hội nhập tự tin và bền vững hơn trong tương lai.
Là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, một trong những lợi ích quan trọng mà Việt Nam hướng tới trong quá trình gia nhập WTO cũng như ký kết các cam kết mở cửa thương mại khác là quyền tiếp cận bình đẳng và/hoặc ưu đãi về thuế quan các thị trường xuất khẩu quan trọng. Trên thực tế, Việt Nam đã và đang thực hiện được mục tiêu này với việc hàng hóa Việt Nam được hưởng thuế suất MFN ở thị trường tất cả các nước thành viên WTO và nhờ đó, cũng với nhiều yếu tố khác, đã đạt được những thành tựu về xuất khẩu đáng kinh ngạc. Mặc dù vậy, lợi ích đó đã và đang bị “cắt xén” bởi những công cụ phi thuế quan khác nhau mà các thị trường xuất khẩu này đang áp dụng, trong đó nổi bật là các biện pháp phòng vệ thương mại – chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Trong số các thị trường trọng điểm của xuất khẩu Việt Nam, EU và Hoa Kỳ là hai thị trường có tần suất sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại lớn nhất. Xét về mặt số lượng, đây cũng là hai thị trường đã kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam nhiều nhất cho đến nay. Mặc dù vậy, quan sát các vụ điều tra ở hai thị trường này cho thấy những tính chất rất khác nhau và vì thế cách thức để phòng tránh, đối phó ở hai thị trường này cũng sẽ có những điểm khác biệt.
Nghiên cứu dưới đây nhìn lại toàn cảnh các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp mà Việt Nam đã gặp phải trong quá trình hội nhập tại hai thị trường xuất khẩu lớn là Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ để từ đó đưa ra những khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phòng tránh và đối phó với những rào cản đang và sẽ có thể phổ biến hơn trong tương lai này

Năm 2012, Việt Nam kỷ niệm 10 năm ngày Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực, 5 năm ngày chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Đây có lẽ là thời điểm thích hợp để nhìn lại và cùng suy ngẫm về những vấn đề thương mại quốc tế mà Việt Nam đã làm được và/hoặc phải đối mặt trong khuôn khổ tổ chức này nói riêng cũng như quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung. Những bài học rút ra từ những gì đã qua cũng đồng thời là kinh nghiệm quý giá để Việt Nam tiếp tục hội nhập tự tin và bền vững hơn trong tương lai.

Là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, một trong những lợi ích quan trọng mà Việt Nam hướng tới trong quá trình gia nhập WTO cũng như ký kết các cam kết mở cửa thương mại khác là quyền tiếp cận bình đẳng và/hoặc ưu đãi về thuế quan các thị trường xuất khẩu quan trọng. Trên thực tế, Việt Nam đã và đang thực hiện được mục tiêu này với việc hàng hóa Việt Nam được hưởng thuế suất MFN ở thị trường tất cả các nước thành viên WTO và nhờ đó, cũng với nhiều yếu tố khác, đã đạt được những thành tựu về xuất khẩu đáng kinh ngạc. Mặc dù vậy, lợi ích đó đã và đang bị “cắt xén” bởi những công cụ phi thuế quan khác nhau mà các thị trường xuất khẩu này đang áp dụng, trong đó nổi bật là các biện pháp phòng vệ thương mại – chống bán phá giá và chống trợ cấp.

Trong số các thị trường trọng điểm của xuất khẩu Việt Nam, EU và Hoa Kỳ là hai thị trường có tần suất sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại lớn nhất. Xét về mặt số lượng, đây cũng là hai thị trường đã kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam nhiều nhất cho đến nay. Mặc dù vậy, quan sát các vụ điều tra ở hai thị trường này cho thấy những tính chất rất khác nhau và vì thế cách thức để phòng tránh, đối phó ở hai thị trường này cũng sẽ có những điểm khác biệt.

Nghiên cứu dưới đây nhìn lại toàn cảnh các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp mà Việt Nam đã gặp phải trong quá trình hội nhập tại hai thị trường xuất khẩu lớn là Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ để từ đó đưa ra những khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phòng tránh và đối phó với những rào cản đang và sẽ có thể phổ biến hơn trong tương lai này