Tin tức
Ngày 8/4, Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã gửi đơn lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) khởi kiện lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn từ EU do Nga ban hành từ tháng Một. Động thái trên càng làm tăng căng thẳng trong quan hệ EU-Nga vốn đã bị phủ bóng đen do cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Trong một tuyên bố, Ủy viên phụ trách thương mại của EU Karel De Gucht cho rằng việc Nga cấm nhập khẩu thịt lợn từ châu Âu rõ ràng là hành động phân biệt đối xử trong thương mại, đi ngược lại các quy định của WTO.
Xem thêmNgày 10/4, thông qua Tham tán-Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico, đoàn doanh nghiệp Mexico đã đến làm việc tại tỉnh An Giang với nhu cầu hợp tác nhập khẩu thủy sản đông lạnh của An Giang vào Mexico, mở ra cơ hội mới cho con cá tra/basa An Giang tiếp tục vươn ra thị trường quốc tế. Đoàn doanh nghiệp Mexico đã khảo sát thực tế quá trình sản xuất và chế biến và sản phẩm cá tra/basa đông lạnh, tìm hiểu thị trường xuất khẩu của An Giang để tiến tới hợp đồng nhập khẩu sản phẩm cá tra philê và sản phẩn thức ăn nhanh từ cá tra của An Giang sang Mexico.
Xem thêmCục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) vừa có thông báo về quy định mới của thị trường Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) về chứng nhận Halal. NAFIQAD cho biết, theo thông báo của Đại sứ quán Việt Nam tại UAE, Cơ quan thẩm quyền của UAE đã đưa ra quy định về việc các loại cá NK vào UAE phải được chứng nhận là thực phẩm Halal (thủy sản được sản xuất, giết mổ, chế biến, ghi nhãn phù hợp với quy định an toàn thực phẩm của Codex và luật Shariah của Hồi giáo). Quy định này có hiệu lực từ tháng 6/2014.
Xem thêmTBKTSG) - Trong khi nhiều doanh nghiệp dệt may nước ngoài đang tăng tốc đầu tư vào Việt Nam nhằm đón đầu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) để hưởng thuế suất nhập khẩu 0% thì các doanh nghiệp trong nước còn dè dặt và bị động.
Xem thêmAustralia và Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận FTA song phương sau 7 năm kiên trì đàm phán.
Xem thêmTrong các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại tự do Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP), Nhật Bản có thể miễn thuế cho hầu hết các mặt hàng thủy sản. Chính phủ nước này đã bắt đầu cân nhắc dỡ bỏ thuế đối với các mặt hàng thủy sản NK gồm cá ngừ Australia, cua Canada, tôm Việt Nam và bột cá từ Peru và Chile. Tuy nhiên, Nhật Bản dự kiến vẫn đánh thuế đối với các sản phẩm tảo biến để bảo vệ người nuôi trong nước vì Hàn Quốc có thể tham gia hiệp định. Nước này NK 14,4 tỷ USD thủy sản năm 2012. NK thủy sản có thể tăng khi Hiệp định TPP có hiệu lực.
Xem thêmCố vấn cao cấp cho Chính phủ về đàm phán hội nhập quốc tế, ông Trương Đình Tuyển, cho biết các vòng đàm phán về Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đạt được những tiến bộ đáng kể dù vẫn còn nhiều gai góc, và hy vọng hai hiệp định này có thể được ký kết cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Phát biểu trước đại diện gồm chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc 32 doanh nghiệp nhà nước tại Hà Nội sáng ngày 2-4, ông Tuyển liệt kê một số thách thức lớn còn tồn tại trong đàm phán.
Xem thêmGiới phân tích nhận định giá gạo tại châu Á sẽ tiếp tục lao dốc sau khi đã đáy 6 năm, khi Thái Lan xả hàng dự trữ kỷ lục, đe dọa sản phẩm của Việt Nam và Ấn Độ. Chính phủ nước này đã lên kế hoạch bán 1 triệu tấn gạo mỗi tháng, gần gấp đôi lượng gạo xuất khẩu trung bình tháng năm ngoái. Hiệp hội các hãng xuất khẩu gạo Thái Lan dự đoán giá gạo tham chiếu tại nước này, vốn đã thấp hơn Việt Nam và Ấn Độ, có thể giảm thêm 11%, xuống 350 USD một tấn vào tháng 5.
Xem thêmTại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 3-4, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của VN về việc Hoa Kỳ tiếp tục áp thuế chống bán phá giá với một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra VN. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Hải Bình nêu rõ: “Chúng tôi đã nhiều lần khẳng định các doanh nghiệp VN không bán phá giá mặt hàng cá tra, cá
Xem thêmTheo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), thương mại thủy sản của Việt Nam với Ấn Độ đang phải đối mặt với nhiều thách thức do những quy định và thủ tục. Trong xu thế hội nhập ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp ngành thủy sản buộc phải chủ dộng nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu sản xuất và xuất khẩu do tình hình khan hiếm nguyên liệu trong nước là không tránh khỏi. Dù vậy, những thủ tục và quy trình thông quan hải quan gây khó cho cả doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài nước.
Xem thêm