Tin tức
VOV.VN - Một tài liệu của Mỹ cho rằng Việt Nam có sản phẩm thủy sản không theo qui định được xuất khẩu vào Mỹ. Không chỉ thuỷ sản nuôi trồng, giờ đây các sản phẩm thuỷ sản đánh bắt của Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ mới khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Xem thêmNga đã cấm nhập các sản phẩm hoa quả, rau củ, thịt và sữa từ Australia và một số nước phương Tây khác trong vòng một năm, nhằm trả đũa lệnh trừng phạt từ các nước này liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Động thái trên khiến các nhà xuất khẩu thực phẩm của Australia đang ngày càng lo ngại về ảnh hưởng từ lệnh trừng phạt của Nga đối với hoạt động kinh doanh của họ.
Xem thêmTiến tới tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành da giày Việt Nam sẽ có cơ hội hưởng mức thuế bằng 0% và mở rộng thị trường mạnh mẽ hơn nữa. Sáu tháng đầu năm nay, xuất khẩu da giày Việt Nam đã đạt 4,85 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêmSau giai đoạn hồ hởi ban đầu sau khi gia nhập WTO, Việt Nam hiện đang đối mặt với những trở ngại...
Xem thêmĐầu tháng này, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và người đồng nhiệm bên phía Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đồng thuận cố gắng kết thúc những vòng đàm phán cuối cùng của Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) Trung Quốc – Hàn Quốc vào cuối năm 2014. Tuy nhiên vòng đàm phán thứ 12 vừa rồi đưa ra được rất ít, gần như không có tiến triển liên quan đến thuế quan.
Xem thêmTổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 7/8 đã giữ nguyên phán quyết khẳng định Trung Quốc vi phạm các quy định thương mại toàn cầu bằng việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm, loại nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, viễn thông, quốc phòng và các sản phẩm công nghệ cao khác. Trong thông báo ngày 7/8, Ban phúc thẩm của WTO đã bác đơn kháng cáo của Bắc Kinh vì đã không chứng minh được rằng các hạn ngạch xuất khẩu mà Trung Quốc áp dụng đối với đất hiếm, cũng như vonfram và molypden là chính đáng.
Xem thêmTheo số liệu chính thức của Tổng Cục Hải quan Trung Quốc (GAC) công bố ngày 8/8, thăng dự thương mại của nước này trong tháng Bảy vừa qua đã lên mức kỷ lục là 47,3 tỷ USD, tăng 170% so với cùng kỳ năm ngoái và 50% so với tháng trước đó. Số liệu này đã đánh bại kỷ lục cũ được xác lập vào tháng 11/2008 là 40,1 tỷ USD. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7/2014 tăng 14,5% lên 212,9 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái, với tỷ lệ tăng gấp đôi so với tháng trước. Đây là mức tăng nhanh nhất trong hơn một năm qua.
Xem thêmTừng được mệnh danh là cây trồng tỷ đô của xuất khẩu VN với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD vào năm 2012 và 1,1 tỷ USD vào năm 2013, thế nhưng năm 2014 sắn Việt Nam đã điêu đứng bởi nguyên nhân phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Thống kê số liệu của Tổng Cục Hải Quan VN cho thấy: Nhóm mặt hàng sắn và sản phẩm từ sắn; quặng và khoáng sản khác; cao su là 3 nhóm mặt hàng xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc, đặc biệt là quặng và sắn xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm hơn 60% giá trị xuất khẩu đi các nước.
Xem thêm(Thị trường) - Doanh nghiệp Ấn Độ kỳ vọng trở thành đối tác tiềm năng và bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam theo hướng hợp tác đôi bên cùng có lợi. Điều này mở ra hướng đi mới cho ngành dệt may Việt Nam, vốn dĩ nguồn nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nhiều năm nay vẫn phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc. Ấn Độ muốn thành đối tác tiềm năng với Việt Nam
Xem thêmNgày 9/8, Ba Lan đã đề nghị Mỹ nhanh chóng mở cửa thị trường của nước này đối với táo của Ba Lan, do sản phẩm này đang bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc Nga cấm nhập khẩu lương thực và nông sản của Liên minh châu Âu (EU) liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine. Theo hãng tin PAP của Ba Lan, trong cuộc gặp một quan chức cấp cao của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Đại sứ Ba Lan tại Mỹ Ryszard Schnepf cho biết hai bên đã thảo luận những bước đi cần thiết nhằm mở cửa thị trường Mỹ cho các mặt hàng nông sản Ba Lan, bất chấp Washington cũng đang phải đối mặt với lệnh trừng phạt của Moskva.
Xem thêm