Tin tức
Ngày 9/8, Ba Lan đã đề nghị Mỹ nhanh chóng mở cửa thị trường của nước này đối với táo của Ba Lan, do sản phẩm này đang bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc Nga cấm nhập khẩu lương thực và nông sản của Liên minh châu Âu (EU) liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine. Theo hãng tin PAP của Ba Lan, trong cuộc gặp một quan chức cấp cao của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Đại sứ Ba Lan tại Mỹ Ryszard Schnepf cho biết hai bên đã thảo luận những bước đi cần thiết nhằm mở cửa thị trường Mỹ cho các mặt hàng nông sản Ba Lan, bất chấp Washington cũng đang phải đối mặt với lệnh trừng phạt của Moskva.
Xem thêmTheo tờ Thư tín Địa cầu số ra mới đây, các doanh nghiệp Canada đang rất lo ngại Nga sẽ bổ sung thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với nước này, sau khi Moskva cấm nhập khẩu các thực phẩm quan trọng gây tổn thất đáng kể cho ngành nông nghiệp Canada. Lệnh trừng phạt được Điện Kremlin công bố ngày 6/8 có thể khiến Canada tổn thất trung bình 600 triệu USD/năm. Trong đó, xuất khẩu thịt lợn và tôm sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, cùng với một lượng nhỏ kim ngạch xuất khẩu trái cây, rau và sữa.
Xem thêmCác nước bị cấm xuất khẩu thực phẩm sang Nga (Liên minh châu Âu, Mỹ, Canada, Australia và Na Uy) sẽ buộc phải định hướng lại sản xuất để xuất khẩu sang các nước châu Á, khu vực Mỹ Latinh và các nước vùng Caribbean. Đó là nhận định đưa ra ngày 8/8 của Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO). Theo hãng tin Nga ITAR-TASS, trong tuyên bố của mình, nhà kinh tế trưởng Conception Calpe của FAO cho rằng khó khăn lớn nhất của các nước bị cấm xuất khẩu sang Nga là chuyển hướng xuất khẩu rau quả, là mặt hàng có thời gian bảo quản ngắn.
Xem thêmSự phức tạp của các điều kiện, điều khoản trong các hiệp định thương mại (FTA) được cho là nguyên nhân hàng đầu khiến doanh nghiệp Việt Nam khó tận dụng các hiệp định này, theo kết quả một cuộc khảo sát được Ngân hàng HSBC công bố hôm 7-8.
Xem thêmMặc dù thị trường xuất khẩu vẫn còn khó khăn nhưng theo lãnh đạo Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương), nhờ lực đẩy của khối nhà đầu tư nước ngoài (FDI) trong 7 tháng đầu năm cả nước xuất siêu 1,26 tỷ USD. Thông tin thêm tại buổi giao ban do Bộ Công Thương tổ chức sáng 4/8, ông Nguyễn Tiến Vỵ, Vụ trưởng Vụ kế hoạch (Bộ Công Thương) cho biết, trong tổng số 83,5 tỷ USD xuất khẩu của 7 tháng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đóng góp 55,8 tỷ USD.
Xem thêm(Thị trường) - Theo thứ trưởng Bộ Công thương, trong mọi trường hợp không bao giờ bỏ thị trường Trung Quốc nhưng mặt khác cũng phải đa dạng hóa thị trường. Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam (Bộ Công thương) và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ vừa công bố nghiên cứu dự án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, cảnh báo cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đang dựa quá nhiều vào sản phẩm thô, thâm dụng tài nguyên, phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Xem thêmXu hướng tăng trưởng sản xuất công nghiệp, đặc biệt là nhóm ngành công nghiệp chế biến, vẫn tiếp tục được giữ vững trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2014, giúp cho xuất khẩu sau 7 tháng tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước. CôngThương - Công nghiệp chế biến tăng cao
Xem thêmTheo Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA), cơ quan này đã được phân bổ 10,27 tỷ peso (hơn 235 triệu USD) để mua thêm 500.000 tấn gạo nhập khẩu, trong bối cảnh gạo dự trữ trong các kho của nhà nước suy giảm. Trong một thông báo ban hành cuối tuần qua, NFA cho biết sẽ tiến hành đấu thầu công khai vào ngày 27/8 vừa qua để cho phép các tổ chức tư nhân và các nhà cung cấp nước ngoài, không thuộc các thỏa thuận song phương hiện hành, có thể đấu thầu gạo nhập khẩu
Xem thêmVOV.VN - Hai nền kinh tế lớn nhất trong khuôn khổ TPP, sẽ thảo luận về biểu thuế đối với các nông phẩm trọng yếu, đặc biệt là thịt bò và thịt lợn. Hôm qua (4/8), tại thủ đô Washington, Mỹ và Nhật Bản đã nối lại cuộc đàm phán song phương về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với mục tiêu thu hẹp nhiều nhất những bất đồng tồn đọng để có thể đạt được thỏa thuận cuối cùng từ nay đến cuối năm.
Xem thêmBộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết, thặng dư thương mại trong tháng Bảy của nước này đạt 2,52 tỷ USD, ghi nhận tháng thặng dư thứ 30 liên tiếp, do xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, mức thặng dư trong tháng Bảy giảm mạnh so với tháng Sáu, do nhập khẩu gia tăng. Hoạt động xuất khẩu, vốn chiếm khoảng một nửa giá trị nền kinh tế Hàn Quốc, trong tháng 7/2014 tăng 5,7% so với tháng 7/2013, lên 48,42 tỷ USD. Cùng kỳ, nhập khẩu tăng 5,8% lên 45,9 tỷ USD, ghi dấu mức tăng mạnh nhất/tháng tính từ đầu năm tới nay.
Xem thêm