Hoạt động trao đổi thương mại của Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc đảo trải dọc tây Thái Bình Dương ở Đông Bắc Á. Điều kiện địa lý này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, trao đổi hàng hóa bằng đường biển giữa Nhật Bản với các nước khác trên thế giới.

Trong nhiều năm qua, Nhật Bản vẫn được biết đến là một trong những quốc gia có hoạt động trao đổi thương mại sôi động nhất trên thế giới. Theo số liệu của ITC Trademap, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản năm 2023 đạt 1.506,2 tỷ USD (chiếm khoảng 3,2% trao đổi thương mại của toàn thế giới), trong đó xuất khẩu đạt 719,8 tỷ USD, nhập khẩu đạt 786,4 tỷ USD. Với những kết quả này, Nhật Bản xếp thứ 5 trong số các quốc gia xuất khẩu nhiều nhất và cũng xếp vị trí thứ 5 trong số các quốc gia nhập khẩu nhiều nhất trên thế giới. 

Về cán cân thương mại, mặc dù có biến động qua các năm, Nhật Bản chủ yếu là nhập siêu với giá trị nhập siêu ngày càng mở rộng (với mức thâm hụt kỷ lục là 153 tỷ USD ghi nhận năm 2022). Nguyên nhân của tình trạng này được cho là bởi Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên, do đó phải nhập khẩu gần như toàn bộ các loại khoáng sản và các tài nguyên năng lượng quan trọng (như dầu mỏ, than đá) với giá trị nhập khẩu rất cao. Bên cạnh đó, tỷ giá đồng yên thấp cùng với giá hàng hóa thế giới leo thang là những tác nhân quan trọng đóng góp vào mức nhập siêu kỷ lục trong một số giai đoạn của nước này.

Bảng 1: Diễn tiến kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 2014 - 2023

Đơn vị: tỷ USD

 

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

Nhập khẩu

812,18

648,44

608,07

672,10

749,09

720,96

634,68

773,72

905,10

786,37

Xuất khẩu

690,22

625,01

645,59

698,02

738,16

705,84

640,95

757,46

752,07

719,84

Thặng dư

-121,97

-23,43

37,52

25,92

-10,93

-15,12

6,27

-16,26

-153,03

-66,52

Nguồn: ITC Trademap, 2024    

Về nhập khẩu

Trong một thập kỷ qua, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản có nhiều sự biến động và nhìn chung có xu hướng giảm, từ 812,2 tỷ USD năm 2014 xuống 786,4 tỷ USD năm 2023 (Số liệu của ITC Trademap). Sau giai đoạn giảm sâu (2019-2020) do những ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại giữa Nhật Bản – Hàn Quốc và sự bùng phát của đại dịch COVID-19, kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản đã có sự phục hồi, thậm chí đạt mức nhập khẩu kỷ lục 905 tỷ USD năm 2022. Tuy nhiên, sau đó giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đã quay trở lại tình trạng sụt giảm trong năm 2023 dù giá trị nhập khẩu vẫn cao hơn thời điểm 2018-2019 trước COVID-19.

Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu: Nhật Bản nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm thuộc lĩnh vực khai khoáng như nhiên liệu khoáng, dầu khoáng thuộc Chương 27, quặng thuộc Chương 26 và đá quý, kim loại quý thuộc Chương 71 (chiếm khoảng 30% tổng nhập khẩu của nước này). Trên thực tế, Nhật Bản là quốc gia rất ít tài nguyên thiên nhiên trong khi hoạt động sản xuất công nghiệp lại chiếm tỷ trọng đáng kể, điều này lý giải tại sao Nhật Bản có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm này. 

Tiếp đến, Nhật Bản nhập khẩu nhiều các loại máy móc, thiết bị điện/cơ khí thuộc Chương 84, 85 (chiếm khoảng 23,5% tổng nhập khẩu). Ngoài ra, Nhật Bản cũng có nhu cầu nhập khẩu tương đối lớn với các sản phẩm dược phẩm, hóa chất hữu cơ, nhựa…

Bảng 2: Tốp 10 sản phẩm nhập khẩu chính của Nhật Bản năm 2023

STT

Mặt hàng nhập khẩu (NK) chính của Nhật Bản

Kim ngạch NK năm 2023 (tỷ USD)

Tỷ trọng trong tổng NK

1

Chương 27: Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất từ chúng; các loại sáp khoáng chất

195,16

24,82%

2

Chương 85: Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh/hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên

115,38

14,67%

3

Chương 84: Máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng

69,49

8,84%

4

Chương 30: Dược phẩm

30,90

3,93%

5

Chương 90: Dụng cụ và thiết bị quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra, chính xác, y tế hoặc phẫu thuật; các bộ phận và phụ kiện của chúng

28,81

3,66%

6

Chương 26: Quặng, xỉ và tro

26,43

3,36%

7

Chương 87: Xe trừ phương tiện chạy trên đường sắt hoặc đường tàu điện và các bộ phận và phụ kiện của chúng

24,96

3,17%

8

Chương 39: Nhựa và các sản phẩm bằng nhựa

16,12

2,05%

9

Chương 29: Hóa chất hữu cơ

15,39

1,96%

10

Chương 71: Ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy, đá quý hoặc đá bán quý, kim loại quý, kim loại được dát phủ kim loại quý, và các sản phẩm của chúng, đồ trang sức làm bằng chất liệu khác; tiền kim loại

14,95

1,90%

Nguồn: ITC Trademap, 2024

Về đối tác nhập khẩu, Trung Quốc là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Nhật Bản khi chiếm tới 22% tổng nhập khẩu của nước này năm 2023. Tiếp đến, Nhật Bản nhập khẩu nhiều từ Hoa Kỳ với tỷ trọng nhập khẩu từ quốc gia này chiếm gần 11%. Ngoài ra, Nhật Bản cũng có nhu cầu nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Australia, UAE, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc… Việt Nam cũng là một trong những nguồn nhập khẩu lớn nhất của Nhật Bản, chiếm 3,3% tổng nhập khẩu của nước này (Số liệu năm 2023 của ITC Trademap).

Bảng 3: Tốp 10 đối tác nhập khẩu chính của Nhật Bản năm 2023

STT

Đối tác nhập khẩu (NK)

Kim ngạch NK năm 2023 (tỷ USD)

Tỷ trọng trong tổng NK

1

Trung Quốc

174,26

22,16%

2

Hoa Kỳ

83,83

10,66%

3

Australia

64,88

8,25%

4

Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE)

37,07

4,71%

5

Đài Loan (Trung Quốc)

35,65

4,53%

6

Ả rập Xê út

34,77

4,42%

7

Hàn Quốc

31,11

3,96%

8

Việt Nam

25,87

3,29%

9

Thái Lan

25,75

3,28%

10

 Indonesia

24,35

3,10%

Nguồn: ITC Trademap, 2024

Về xuất khẩu

Nhật Bản hiện đang là quốc gia xuất khẩu lớn thứ 5 trên thế giới, chiếm khoảng 3,1% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu năm 2023 (Số liệu ITC Trademap). Trong giai đoạn 2014-2023, xuất khẩu của Nhật Bản mặc dù có nhiều biến động nhưng nhìn chung có xu hướng tăng, từ 690,2 tỷ USD năm 2014 lên 719,8 tỷ USD năm 2023.

Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Là quốc gia phát triển với công nghệ thuộc nhóm hàng đẩu trên thế giới, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Nhật Bản bao gồm các sản phẩm máy móc, thiết bị điện/cơ khí, xe các loại thuộc chương 84, 85, 87, 90 (chiếm gần 60% tổng giá trị xuất khẩu của Nhật Bản). Ngoài ra, Nhật Bản cũng xuất khẩu nhiều các sản phẩm sắt thép, nhựa, hóa chất… 

Bảng 4: Tốp 10 sản phẩm xuất khẩu chính của Nhật Bản năm 2023

STT

Mặt hàng xuất khẩu (XK) chính của Nhật Bản

Kim ngạch XK năm 2023 (tỷ USD)

Tỷ trọng trong tổng XK

1

Chương 87: Xe trừ phương tiện chạy trên đường sắt hoặc đường tàu điện và các bộ phận và phụ kiện của chúng

157,70

21,91%

2

Chương 84: Máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng

130,04

18,07%

3

Chương 85: Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh/hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên

102,15

14,19%

4

Chương 90: Dụng cụ và thiết bị quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra, chính xác, y tế hoặc phẫu thuật; các bộ phận và phụ kiện của chúng

36,26

5,04%

5

Chương 72: Sắt và thép

30,57

4,25%

6

Chương 39: Plastic và các sản phẩm bằng plastic

23,71

3,29%

7

Chương 71: Ngọc trai tự nhiên hoặc nuôi cấy, đá quý hoặc đá bán quý, kim loại quý, kim loại được dát phủ kim loại quý, và các sản phẩm của chúng, đồ trang sức làm bằng chất liệu khác; tiền kim loại

18,53

2,57%

8

Chương 29: Hóa chất hữu cơ

14,81

2,06%

9

Chương 27: Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất từ chúng; các loại sáp khoáng chất

12,76

1,77%

10

Chương 38: Các sản phẩm hóa chất khác

12,57

1,75%

Nguồn: Tổng hợp của TTWTO-VCCI từ số liệu của ITC Trademap, 2024

Về đối tác xuất khẩu, Trung Quốc và Hoa Kỳ luôn đứng ở vị trí thị trường xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản (năm 2023 Hoa Kỳ soán ngôi Trung Quốc, trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này). Sau hai đối tác lớn này, một số nền kinh tế châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc), Thái Lan, Singapore và Việt Nam cũng là những thị trường xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản trong nhiều năm qua.

Bảng 5: Tốp 10 đối tác xuất khẩu chính của Nhật Bản năm 2023

STT

Đối tác xuất khẩu (XK)

Kim ngạch XK năm 2023 (tỷ USD)

Tỷ trọng trong tổng XK

1

Hoa Kỳ

145,50

20,21%

2

Trung Quốc

126,77

17,61%

3

Hàn Quốc

46,97

6,53%

4

Đài Loan (Trung Quốc)

42,93

5,96%

5

Hồng Kông (Trung Quốc)

32,67

4,54%

6

Thái Lan

29,36

4,08%

7

Đức

19,39

2,69%

8

Singapore

18,78

2,61%

9

Việt Nam

17,25

2,40%

10

Australia

16,81

2,34%

Nguồn: Tổng hợp của TTWTO-VCCI từ số liệu của ITC Trademap, 2024

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI