RCEP
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013. Tháng 11/2019, các nước thành viên đã cơ bản hoàn tất đàm phán văn kiện RCEP (trừ Ấn Độ - đã tuyên bố rút khỏi Hiệp định này). Ngày 15/11/2020, 15 nước thành viên RCEP (trừ Ấn Độ) đã ký kết RCEP. Đến ngày 02/11/2021, đã có 06 nước ASEAN (Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Việt Nam), và 04 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP của mình cho Tổng Thư ký ASEAN. Theo đó, Hiệp định RCEP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 với các nước này. Tiếp sau đó, RCEP lần lượt có hiệu lực với Hàn Quốc vào ngày 1/2/2022, có hiệu lực với Malaysia vào ngày 18/3/2022, có hiệu lực với Indonesia vào ngày 2/1/2023. Ngày 21/02/2023. Philippines cũng đã phê chuẩn Hiệp định RCEP.
- Nghị định số 84/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện Hiệp định RCEP giai đoạn 2022 - 2027
- Nghị định 129/2022/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi Hiệp định RCEP giai đoạn 2022-2027
- Thông tư số 32/2022/TT-BCT sửa đổi Thông tư 05/2022/TT-BCT về Quy định QTXX hàng hóa trong RCEP
- Thông báo số 15/PQLXNKHCM về việc in C/O trên giấy A4 theo Thông báo 0257/TB-BCT
- RCEP: Hàm ý, thách thức và tăng trưởng trong tương lai của Đông Á và ASEAN
- Sách điện tử về Diễn giải và Tận dụng Hiệp định RCEP
- Cẩm nang doanh nghiệp "Tóm lược Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)"
- Webinar: Tăng cường đầu tư trực tiếp của Australia vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập CPTPP và RCEP