Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản
• Kim ngạch xuất khẩu
Trong nhiều năm qua, Nhật Bản vẫn duy trì là một trong những đối tác xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Năm 2023, Nhật Bản đứng thứ 4 trong danh sách các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu sang nước này đạt 23,31 tỷ USD (Tổng cục Hải quan, 2024). Trong một thập kỷ qua, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng lên nhanh chóng, từ 14,7 tỷ USD năm 2014 đến 23,3 tỷ USD năm 2023. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn này là 5,8%, thấp hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của Việt Nam ra thế giới cùng giai đoạn (10,6%).
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam nhờ lợi thế ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) chung giữa hai nước (04 FTA tính tới thời điểm này, gồm VJEPA, AJCEP, CPTPP và RCEP). Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang nước này vẫn còn khá khiêm tốn khi chỉ chiếm 6,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới năm 2023. Về phía Nhật Bản, Việt Nam đứng vị trí thứ 8 trong danh sách các nguồn cung hàng hóa lớn nhất của Nhật Bản, tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam cũng mới chỉ chiếm 3,3% tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của nước này (Số liệu năm 2023 của ITC Trademap). Như vậy có thể thấy tiềm năng và dư địa cho xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản vẫn còn rất đáng kể.
Bảng 1: Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2014-2023
Năm |
Giá trị xuất khẩu (XK) |
Tốc độ tăng |
Tốc độ tăng |
2014 |
14,69 |
7,79% |
13,77% |
2015 |
14,13 |
-3,82% |
7,86% |
2016 |
14,67 |
3,82% |
8,99% |
2017 |
16,86 |
14,91% |
21,82% |
2018 |
18,83 |
11,71% |
13,29% |
2019 |
20,33 |
7,96% |
8,44% |
2020 |
19,28 |
-5,16% |
6,95% |
2021 |
20,13 |
4,39% |
18,94% |
2022 |
24,25 |
20,45% |
10,57% |
2023 |
23,31 |
-3,84% |
-4,59% |
Nguồn: Tổng hợp của TTWTO-VCCI từ số liệu của Tổng cục Hải quan, 2024
• Các mặt hàng xuất khẩu chính và thị phần
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản là máy móc, thiết bị điện/cơ khí, quần áo, giày dép, gỗ và các sản phẩm gỗ, đồ nội thất, các sản phẩm nhựa…
Trong số các sản phẩm nói trên, Việt Nam nằm trong tốp 5 nước xuất khẩu nhiều nhất vào Nhật Bản đối với 7/10 nhóm sản phẩm. Về thị phần cụ thể, trong khi thị phần nhập khẩu các sản phẩm máy móc, thiết bị điện/cơ khí, xe các loại từ Việt Nam sang Nhật Bản vẫn còn tương đối khiêm tốn, các sản phẩm quần áo, giày dép, gỗ và các sản phẩm gỗ lại chiếm thị phần nhập khẩu tương đối đáng kể của thị trường này (đều chiếm trên 15%).
Đối thủ cạnh tranh chính của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Nhật Bản là Trung Quốc và một số nước ASEAN (Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Malaysia).
Bảng 2: Tốp 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Nhật Bản năm 2023
STT |
Mô tả hàng |
Tổng trị giá hàng Việt Nam nhập khẩu (NK) vào Nhật Bản năm 2023 (tỷ USD) |
Tỷ trọng trong tổng NK của Nhật Bản |
Tốp 5 nước Nhật Bản NK nhiều nhất mặt hàng này |
1 |
Chương 85: Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên |
6,92 |
6,02% |
Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam, Thái Lan, Hoa Kỳ |
2 |
Chương 61: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc |
2,11 |
17,61% |
Trung Quốc, Việt Nam, Bangladesh, Campuchia, Myanmar |
3 |
Chương 62: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc |
1,99 |
16,97% |
Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar, Bangladesh, Italia |
4 |
Chương 84; Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng |
1,67 |
2,41% |
Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức |
5 |
Chương 44: Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ |
1,53 |
15,37% |
Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Philippines, Canada |
6 |
Chương 64: Giày, dép, ghệt và các sản phẩm tương tự; các bộ phận của các sản phẩm trên |
1,31 |
25,88% |
Trung Quốc, Việt Nam, Italia, Indonesia, Campuchia |
7 |
Chương 39: Nhựa và các sản phẩm bằng nhựa |
0,92 |
5,71% |
Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan |
8 |
Chương 94: Đồ nội thất; bộ đồ giường, đệm, khung đệm, nệm và các đồ dùng nhồi tương tự; đèn và bộ đèn, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; biển hiệu được chiếu sáng, biển đề tên được chiếu sáng và các loại tương tự; nhà lắp ghép |
0,87 |
10,98% |
Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Malaysia |
9 |
Chương 95: Đồ chơi, thiết bị trò chơi và dụng cụ thể thao; các bộ phận và phụ kiện của chúng |
0,76 |
9,83% |
Trung Quốc, Việt Nam, Hoa Kỳ, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan |
10 |
Chương 87: Xe trừ phương tiện chạy trên đường xe lửa hoặc xe điện, và các bộ phận và phụ kiện của chúng |
0,66 |
2,65% |
Trung Quốc, Đức, Thái Lan, Hoa Kỳ, Italia |
Nguồn: Tổng hợp của TTWTO-VCCI từ số liệu của ITC Trademap, 2024
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI