Hoạt động trao đổi thương mại của New Zealand

Mặc dù giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của New Zealand không lớn về giá trị tuyệt đối nhưng lại chiếm một phần rất quan trọng trong nền kinh tế của New Zealand. Theo số liệu của ITC Trademap, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của New Zealand năm 2023 đạt 89,7 tỷ USD, bằng khoảng 41% GDP của nước này.

Trong nhiều năm qua, New Zealand vẫn duy trì là nước nhập siêu với giá trị thâm hụt thương mại ngày càng lớn. Cụ thể, năm 2014, New Zealand chỉ mới nhập siêu khoảng 0,9 tỷ USD, nhưng con số này đã tăng đến 10,1 tỷ USD vào năm 2023 (ITC Trademap, 2024).

Bảng 1: Diễn tiến kim ngạch xuất nhập khẩu của New Zealand giai đoạn 2014 - 2023

Đơn vị: tỷ USD

 

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

Nhập khẩu

42,51

36,76

35,99

40,14

43,82

42,32

37,06

49,59

54,68

49,93

Xuất khẩu

41,62

34,30

33,76

37,02

38,43

38,18

37,47

43,36

44,00

39,80

Thặng dư

-0,89

-2,46

-2,23

-3,12

-5,38

-4,14

0,41

-6,23

-10,68

-10,13

Nguồn: ITC Trademap, 2024

Về nhập khẩu

Trong một thập kỷ qua, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của New Zealand mặc dù có sự biến động qua các năm nhưng nhìn chung có xu hướng tăng. Cụ thể, giá trị nhập khẩu của New Zealand đã tăng từ 42,5 tỷ USD năm 2014 lên 49,9 tỷ USD năm 2023. 

Về cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu: New Zealand nhập khẩu chủ yếu các loại máy móc, thiết bị, xe các loại, phương tiện bay thuộc Chương 84, 85, 87, 88 và 90 (chiếm 42% tổng nhập khẩu của New Zealand). Tiếp đến, New Zealand nhập khẩu nhiều các sản phẩm thuộc lĩnh vực khai khoáng như nhiên liệu khoáng, dầu khoáng thuộc Chương 27 (chiếm 14,6%). Ngoài ra, New Zealand cũng có nhu cầu nhập khẩu tương đối lớn đối với dược phẩm, các sản phẩm sắt thép… 

Bảng 2: Tốp 10 sản phẩm nhập khẩu chính của New Zealand năm 2023

STT

Mặt hàng nhập khẩu (NK) chính của New Zealand

Kim ngạch NK năm 2023 (tỷ USD)

Tỷ trọng trong tổng NK của New Zealand

1

Chương 27: Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất từ chúng; các loại sáp khoáng chất

7,30

14,63%

2

Chương 87: Xe trừ phương tiện chạy trên đường sắt hoặc đường tàu điện và các bộ phận và phụ kiện của chúng

6,95

13,91%

3

Chương 84: Máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng

6,81

13,63%

4

Chương 85: Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh/hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên

4,48

8,97%

5

Chương 90: Dụng cụ và thiết bị quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra, chính xác, y tế hoặc phẫu thuật; các bộ phận và phụ kiện của chúng

1,68

3,36%

6

Chương 39: Plastic và các sản phẩm bằng plastic

1,56

3,11%

7

Chương 30: Dược phẩm

1,50

3,00%

8

Chương 88: Phương tiện bay, tàu vũ trụ và các bộ phận của chúng

1,05

2,11%

9

Chương 23: Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn gia súc đã chế biến

0,89

1,77%

10

Chương 73: Các sản phẩm bằng sắt hoặc thép

0,87

1,74%


Nguồn: ITC Trademap, 2024

Về đối tác nhập khẩu: Trung Quốc là nguồn nhập khẩu lớn nhất của New Zealand, chiếm đến 20,7% tổng nhập khẩu của nước này năm 2023. Tiếp đến là Australia với tỷ trọng nhập khẩu từ quốc gia này chiếm khoảng 11%. Ngoài ra, New Zealand cũng nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Hoa Kỳ và các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan… 

Tuy không nằm trong tốp 10 nguồn nhập khẩu lớn nhất của New Zealand, nhưng Việt Nam cũng được thống kê là một trong những đối tác nhập khẩu đáng kể của nước này. Năm 2023, giá trị nhập khẩu từ Việt Nam của New Zealand đạt 938 triệu USD, chiếm 1,9% tổng nhập khẩu. Với kết quả này, Việt Nam đứng vị trí thứ 13 trong danh sách các nguồn nhập khẩu chủ yếu của New Zealand.

Bảng 3: Tốp 10 nguồn nhập khẩu chính của New Zealand năm 2023

STT

Đối tác NK

Kim ngạch NK năm 2023 (tỷ USD)

Tỷ trọng trong tổng NK của New Zealand

1

Trung Quốc

10,33

20,70%

2

Australia

5,38

10,77%

3

Hoa Kỳ

4,90

9,82%

4

Hàn Quốc

3,72

7,44%

5

Nhật Bản

3,33

6,66%

6

Singapore

2,78

5,57%

7

Đức

2,23

4,47%

8

Thái Lan

2,02

4,05%

9

Malaysia

1,83

3,67%

10

Anh

1,31

2,62%


Nguồn: ITC Trademap, 2024

Về xuất khẩu

Trong giai đoạn 2014-2023, kim ngạch xuất khẩu của New Zealand có nhiều biến động nhưng nhìn chung có xu hướng giảm, từ 41,6 tỷ USD năm 2014 xuống 39,8 tỷ USD năm 2023 (ITC Trademap, 2024), đặc biệt giảm mạnh trong giai đoạn 2015-2016. 

New Zealand xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm bơ sữa (chiếm khoảng 30% tổng xuất khẩu của nước này). Do đó, sự sụt giảm của giá sữa trong giai đoạn 2015-2016 ảnh hưởng rất lớn đến giá trị xuất khẩu bơ sữa nói riêng và xuất khẩu nói chung của New Zealand. 

Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: New Zealand là một quốc gia mạnh về nông nghiệp, nên nước này xuất khẩu nhiều các sản phẩm nông nghiệp như bơ sữa, thịt, thủy sản, các loại quả và ngũ cốc. Các mặt hàng nông sản này chiếm đến 53,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của New Zealand. Ngoài ra, New Zealand cũng xuất khẩu nhiều các sản phẩm gỗ, đồ uống, rượu, thủy sản, nhôm… 

Bảng 4: Tốp 10 sản phẩm xuất khẩu chính của New Zealand năm 2023

STT

Mặt hàng xuất khẩu (XK) chính của New Zealand

Kim ngạch XK năm 2023 (tỷ USD)

Tỷ trọng trong tổng XK của New Zealand

1

Chương 4: Sản phẩm bơ sữa; trứng chim và trứng gia cầm; mật ong tự nhiên; sản phẩm ăn được gốc động vật

12,23

30,73%

2

Chương 2: Thịt và phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ

5,40

13,56%

3

Chương 44: Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ

2,88

7,25%

4

Chương 8: Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa

2,16

5,42%

5

Chương 22: Đồ uống, rượu và giấm

1,53

3,86%

6

Chương 19: Chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột

1,52

3,82%

7

Chương 35: Các chất chứa albumin; các dạng tinh bột biến tính

1,36

3,41%

8

Chương 84: Máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng

1,19

2,99%

9

Chương 3: Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác

1,19

2,98%

10

Chương 76: Nhôm và các sản phẩm bằng nhôm

0,95

2,39%


Nguồn: ITC Trademap, 2024

Về đối tác xuất khẩu: Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của New Zealand, chiếm gần 28% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này năm 2023. Tiếp đến, New Zealand xuất khẩu nhiều sang Hoa Kỳ và Australia với tỷ trọng xuất khẩu sang hai quốc gia này lần lượt chiếm 12,3% và 12%. Ngoài ra, một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore… cũng là những thị trường xuất khẩu quan trọng của New Zealand trong nhiều năm qua.

Bảng 5: Tốp 10 đối tác xuất khẩu chính của New Zealand năm 2023    

STT

Đối tác XK

Kim ngạch XK năm 2023 (tỷ USD)

Tỷ trọng trong tổng XK của New Zealand

1

Trung Quốc

11,01

27,67%

2

Hoa Kỳ

4,90

12,32%

3

Australia

4,78

12,00%

4

Nhật Bản

2,23

5,61%

5

Hàn Quốc

1,36

3,43%

6

Indonesia

0,97

2,45%

7

Singapore

0,93

2,33%

8

Đài Loan (Trung Quốc)

0,93

2,33%

9

Anh

0,81

2,05%

10

Malaysia

0,76

1,92%


Nguồn: ITC Trademap, 2024

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI