Hỏi - Đáp về ATISA: Mối quan hệ giữa ATISA và AFAS?

15/10/2021    799

Về nguyên tắc, ATISA là Hiệp định thay thế cho Hiệp định AFAS và các Nghị định thư (10 Gói cam kết về dịch vụ) trong khuôn khổ AFAS.

Tuy nhiên, liên quan tới cam kết về mở cửa thị trường trong các lĩnh vực dịch vụ cụ thể, AFAS và các Nghị định thư vẫn sẽ tiếp tục có hiệu lực song song với ATISA trong khoảng thời gian sau đây:

  • Đối với Việt Nam: Trong vòng 9 năm kể từ khi ATISA có hiệu lực với Việt Nam 
  • Đối với Campuchia, Lào và Mynamar: Trong vòng 15 năm kể từ khi ATISA có hiệu lực với tương ứng với từng nước;
  • Đối với các nước thành viên ASEAN còn lại: Trong vòng 7 năm kể từ khi ATISA có hiệu lực với nước họ.

Trong khoảng thời gian nói ở trên, nếu có khác biệt trong quy định hoặc giải thích giữa các cam kết về mở cửa thị trường của AFAS và các Nghị định thư với ATISA thì ưu tiên áp dụng cam kết của AFAS và các Nghị định thư.

Sau khoảng thời gian nói trên, AFAS và các Nghị định thư chấm dứt hiệu lực và được thay thế hoàn toàn bằng ATISA (và các Phụ lục của ATISA).

Nguồn: Trích dẫn "Sổ tay Hỏi - Đáp về Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA)" -
Dự án: Thúc đẩy năng lực cạnh tranh trong khuôn khổ Sáng kiến hội nhập ASEAN (COMPETE) - GIZ