Sổ tay: Hỏi – Đáp về Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA)

12/10/2021    2314

Thời gian: 2021

Đơn vị thực hiện: Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ), Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), Ban Thư ký ASEAN, Vụ Kinh tế Dịch vụ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (sau đây gọi tắt là ATISA) được ký kết tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 25 ngày 23 tháng 4 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 05 tháng 4 năm 2021. Hiệp định khẳng định cam kết của ASEAN đối với thương mại tự do và hội nhập kinh tế khu vực trong bối cảnh thế giới hiện có nhiều biến động và thách thức.

Hiệp định ATISA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa thương mại dịch vụ trong khu vực và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ trong ASEAN. Hiệp định ATISA có các điểm mới khác biệt cơ bản như cách tiếp cận “chọn-bỏ” (negative list approach) và nguyên tắc chỉ tiến không lùi (ratchet), so với cách tiếp cận chọn-cho (positive list approach) trong Hiệp định WTO và Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS).

Cách tiếp cận mới trong ATISA nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế, bao gồm mở cửa và tự do hóa, minh bạch hóa về khung khổ pháp lý và quy định hiện hành trong các nước thành viên ASEAN, qua đó giúp củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư trong khu vực ASEAN khi gia nhập thị trường. Tuy nhiên, không phải các nước thành viên ASEAN nào cũng đã nắm rõ cách tiếp cận mới trong Hiệp định ATISA. Do đó, việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về ATISA ở cấp quốc gia là rất quan trọng để triển khai hiệu quả Hiệp định trên thực tế.

Cuốn Sổ tay về ATISA này được xây dựng với mục đích cung cấp thông tin chính xác và ngắn gọn giúp phổ biến kiến thức cơ bản về Hiệp định ATISA nhằm thực thi cam kết hội nhập kinh tế ASEAN tại Việt Nam. Đây là tài liệu tham khảo giúp các cán bộ mới phụ trách về lĩnh vực thương mại - dịch vụ nâng cao hiểu biết và cải thiện năng lực tác nghiệp. 

Nội dung cuốn Sổ tay bao gồm hai phần: Phần I cung cấp thông tin tổng thể ATISA: bối cảnh, mục tiêu, đặc điểm quan trọng thông qua 30 câu hỏi. Phần II sẽ giúp độc giả kiểm tra kiến thức của mình về Hiệp định ATISA thông qua trắc nghiệm tự đánh giá gồm 15 câu hỏi dạng Đúng-Sai.

Bản mềm Sổ tay được đính kèm dưới đây: