EVFTA và rào cản từ EU với hoa quả Việt Nam: Nhu cầu nhập khẩu trái cây nhiệt đới của EU

18/05/2021    542

Tiêu thụ trái cây ở EU đã tăng đáng kể trong những năm gần đây do nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm tự nhiên và tốt cho sức khỏe gia tăng (CBI, 2016a). Nhưng do sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng lên này nên trong nhiều năm nay, ngành trái cây EU luôn ở tình trạng thâm hụt thương mại lớn. Năm 2015, EU là nước nhập khẩu trái cây lớn nhất thế giới, chiếm 17% tổng lượng nhập khẩu trái cây của thế giới (Hình 1).

Hình 1: 5 nước nhập khẩu trái cây lớn nhất thế giới năm 2015

Nguồn: UN Comtrade, 2017

Trong giai đoạn 2001-2015, giá trị nhập khẩu trái cây của EU đã tăng hơn gấp đôi từ 6,3 tỷ đô năm 2001 lên 15 tỷ đô năm 2015. Tuy nhiên, kể từ giai đoạn tăng trưởng cao năm 2001-2008, nhập khẩu trái cây đã tăng chậm lại do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Từ đó, giá trị nhập khẩu trái cây của EU dao động ở mức 15 tỷ đô (Hình 7).

Hình 2: Giá trị nhập khẩu trái cây của EU giai đoạn 2001-2015

Nguồn: UN Comtrade, 2017

Những mặt hàng trái cây nhập khẩu chính vào EU là chuối và trái cây truyền thống trái vụ, chẳng hạn như nho, cam và tám (ITC Trademap 2017). Bên cạnh đó, các loại trái cây nhiệt đới phổ biến vốn không được trồng ở EU cũng là những mặt hàng nhập khẩu nhiều, chẳng hạn như bơ, dứa, xoài, và chanh (Bảng 6). Thêm vào đó, EU cũng gia tăng nhập khẩu một số loại trái cây nhiệt đới không phổ biến như quả vải, chanh leo, mít,….khi ngày càng nhiều người EU du lịch vòng quanh thế giới và thử các loại trái cây mới (Vietrade 2017). Giá trị nhập khẩu những mặt hàng trái cây này (hầu hết nằm trong phân nhóm HS 081090) chiếm khoảng 2% tổng giá trị nhập khẩu trái cây của EU trong năm 2015 (Bảng 1).

Bảng 1: 10 loại trái cây nhiệt đới được nhập khẩu nhiều nhất vào EU năm 2015

Mã HS

Miêu tả hàng hóa

Giá trị nhập khẩu của EU năm 2015

Tỷ trọng trong tổng giá trị nhập khẩu trái cây của EU 2015

080390

Chuối tươi hoặc sấy khô

3,684

25%

080440

Quả bơ

746

5%

080430

Quả dứa

713

5%

080450

Quả ổi, xoài và măng cụt

580

4%

080550

Quả chanh và chanh lá cam

545

4%

081190

Loại khác, trái cây đông lạnh

439

3%

081090

Quả me, quả mít, quả vải, quả chanh leo tươi, . . ..

297

2%

080111

Quả dừa sấy khô

188

1%

080711

Quả dưa hấu

153

1%

081340

Loại khác, trái cây sấy khô

143

1%

Nguồn: UN Comtrade, 2017

Hình 8 cho thấy sự gia tăng nhập khẩu của EU với một số mặt hàng trái cây nhiệt đới lạ ở nhóm mã HS 081090 trong giai đoạn 15 năm (2001-2015). Tổng giá trị nhập khẩu đã tăng gấp 3 lần từ khoảng 100 triệu đô năm 2001 lên gần 300 triệu đô năm 2015. Trong khi giá trị nhập khẩu trái cây của EU không thay đổi nhiều trong giai đoạn 2009-2015 (Hình 7), thì giá trị nhập khẩu trái cây nhiệt đới lạ có sự tăng trưởng đáng kể trong cùng giai đoạn (Hình 3).

Hình 3: Giá trị nhập khẩu trái cây tươi thuộc phân nhóm HS 081090 giai đoạn 2001-2015

Nguồn: UN Comtrade, 2017

Nhu cầu nhập khẩu đối với trái cây nhiệt đới được chế biến tối thiểu (sấy khô hoặc đông lạnh) cũng có xu hướng tăng, khi nhu cầu của người tiêu dùng EU về đồ ăn nhẹ thuận tiện và dễ chuẩn bị tăng (CBI, 2017). Hình 4 minh họa tốc độ tăng trưởng nhập khẩu một số loại trái cây nhiệt đới đông lạnh mã HS 081190 và trái cây sấy khô mã HS 081340 từ năm 2001 đến năm 2015. Cả hai đều có xu hướng tăng giá trị nhập khẩu trong giai đoạn này, mặc dù giá trị nhập khẩu mặt hàng mã HS 081190 giảm nhẹ trong những năm gần đây.

Hình 4: Giá trị nhập khẩu một số loại trái cây đông lạnh và sấy khô của EU giai đoạn 2001- 2015

Nguồn: UN Comtrade, 2017

Nguồn: Trích dẫn "Nghiên cứu: Hoa quả Việt Nam vượt qua các rào cản của thị trường EU
để tận dụng cơ hội từ EVFTA" - Trung tâm WTO và Hội nhập