Kế hoạch hành động thực thi Chiến lược EUSSCT?
Kế hoạch hành động thực thi Chiến lược EUSSCT
STT |
Hành động chính |
Thời gian |
Hành động theo Quy định về Thiết kế sinh thái đối với sản phẩm bền vững |
||
1 |
Các yêu cầu bắt buộc về hiệu suất đối với tính bền vững với môi trường của sản phẩm dệt may |
2024 |
2 |
Hộ chiếu Sản phẩm Kỹ thuật số (Digital Product Passport) cho dệt may với yêu cầu thông tin về tính bền vững môi trường |
2024 |
3 |
Các yêu cầu bắt buộc liên quan đến mua sắm công xanh và các ưu đãi của các quốc gia thành viên |
2024 |
4 |
Công bố số lượng sản phẩm bị loại bỏ của các doanh nghiệp lớn và cách xử lý tiếp theo, và công bố các biện pháp cấm tiêu hủy hàng dệt may không bán được |
2024 |
Các hành động khác về sản xuất và tiêu dùng bền vững |
||
5 |
Trao quyền cho người tiêu dùng trong quá trình chuyển đổi xanh và đảm bảo độ tin cậy của các tuyên bố xanh |
2022 |
6 |
Rà soát Quy định về nhãn hàng dệt may và cân nhắc việc đưa nhãn kỹ thuật số vào sử dụng |
2023 |
7 |
Sửa đổi tiêu chí Nhãn sinh thái EU đối với hàng dệt may và giày dép |
2024 |
8 |
Quy tắc về danh mục Dấu chân môi trường của sản phẩm (Product Environmental Footprint Category) đối với hàng may mặc và giày dép |
2024 |
9 |
Sáng kiến giải quyết tình trạng vô tình phát thải hạt vi nhựa từ các sản phẩm dệt may |
2022 |
10 |
Rà soát Tài liệu tham khảo về các kỹ thuật tốt nhất hiện có (Best Available Techniques Reference Document) cho ngành dệt may |
2022 |
11 |
Thực thi Chỉ thị thẩm định thực tế về tính bền vững của doanh nghiệp trong ngành dệt may (Corporate Sustainability Due Diligence Directive) |
Tính đến năm 2023 |
Hành động đối với các thách thức về chất thải |
||
12 |
Yêu cầu về Trách nhiệm mở rộng của Nhà sản xuất đối với hàng dệt may với việc điều chỉnh sinh thái các loại phí và các biện pháp thúc đẩy phân cấp chất thải đối với chất thải dệt may |
2023 |
13 |
Khởi động công tác thiết lập mục tiêu chuẩn bị tái sử dụng và tái chế đối với hàng dệt may |
2022 |
14 |
Thực thi các hạn chế đối với việc xuất khẩu chất thải dệt may ra ngoài OECD và xây dựng các tiêu chí để phân biệt chất thải với các sản phẩm dệt may cũ |
Tính đến năm 2023 |
Các hành động cho phép chuyển đổi |
||
15 |
Khởi động Lộ trình chuyển đổi cho Hệ sinh thái Dệt may |
2022 |
16 |
Hướng dẫn về hỗ trợ tiếp nhận và hợp tác cho nền kinh tế tuần hoàn giữa các doanh nghiệp xã hội và các bên liên quan khác, bao gồm cả trong lĩnh vực dệt may |
2022 |
17 |
Hướng dẫn về các mô hình kinh doanh kinh tế tuần hoàn có sự góp mặt của ngành dệt may |
2024 |
18 |
Khởi động #ReFashionNow |
Tính đến năm 2022 |
19 |
Sáng kiến Bauhaus mới của EU (New European Bauhaus) để hỗ trợ hàng dệt may bền vững |
Tính đến năm 2022 |
20 |
Chương trình Horizon Europe kêu gọi hỗ trợ R&D trong lĩnh vực dệt may |
2021-2027 |
21 |
Thông qua lộ trình công nghệ công nghiệp chung về tính tuần hoàn |
2022 |
22 |
Tiêu chí sản xuất tuần hoàn đối với hàng may mặc theo Quy định phân loại (Taxonomy Regulation) |
2022 |
23 |
Làm việc về các kỹ năng cho hệ sinh thái dệt may trong khuôn khổ Chương trình nghị sự kỹ năng châu Âu (European Skills Agenda) và Liên minh học nghề châu Âu mới (renewed European Alliance for Apprenticeships) |
Tính đến năm 2022 |
24 |
Tăng cường giám sát thị trường thông qua việc hợp tác giữa các cơ quan thực thi và ra mắt Hộp công cụ EU (EU Toolbox) chống hàng giả |
Tính đến năm 2022 |
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI