Tin tức
Ngày 26/11, tại Tokyo, các quan chức Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã bắt đầu tiến hành vòng đàm phán thứ ba về Hiệp định Thương mại tự do (FTA) ba bên. Tại vòng đàm phán này, ba nước dự kiến thảo luận về 15 hạng mục, trong đó có vấn đề sở hữu trí tuệ, lương thực thực phẩm, môi trường, thương mại điện tử, dịch vụ... Vòng đàm phán 4 ngày này diễn ra trong bối cảnh quan hệ của Tokyo với Bắc Kinh và Seoul vẫn "băng giá" do tranh chấp lãnh thổ và sự khác biệt về lịch sử thời chiến tranh.
Xem thêmVới 12 quốc gia thành viên trong đó có Mỹ, Nhật, Australia và Việt Nam, TPP sẽ tạo nên khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới. Cuộc họp kín cấp trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã kết thúc vào rạng sáng ngày 24/11 (theo giờ Mỹ) tại thành phố Salt Lake, bang Utah, Mỹ. Vòng đàm phán này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì các bên đang hết sức nỗ lực thu hẹp bất đồng trước cuộc họp mang tính quyết định tại Singapore vào tháng 12/2013 giữa Bộ trưởng các nước tham gia TPP.
Xem thêm(vasep.com.vn) Tiếp theo phần I, phần II của Báo cáo “Tiềm năng thị trường cá tra sản xuất bền vững tại EU” đưa ra phân tích về những xu hướng và chính sách thu mua thủy sản của các nhà bán lẻ hàng đầu tại EU. Thị trường EU phụ thuộc vào nguồn thủy sản NK để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cá và thủy sản. Năm 2013, khả năng tự cung thủy sản của EU chỉ có thể đáp ứng nhu cầu đủ cho đến ngày 7/7, cho thấy gần một nửa tiêu thụ thủy sản của EU phụ thuộc vào nguồn NK.
Xem thêmTheo Đài CRI, Tân Hoa xã đưa tin ngày 21/11, Bộ Thương mại Mỹ xác định sản phẩm gạch silica nhập khẩu từ Trung Quốc tồn tại hành vi phá giá, mức độ phá giá từ 63,81% đến 73,1%. Bộ này đồng thời tuyên bố sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu liên quan của Trung Quốc, nhưng mức thuế sẽ giảm đôi chút so với quyết định ban đầu. Theo quyết định cuối cùng, 4 doanh nghiệp Trung Quốc trong đó có Công ty Trách nhiệm hữu hạn vật liệu chịu lửa Tân Thế Kỷ Thiên Tân sẽ bị áp mức thuế chống bán phá giá 63,81%.
Xem thêmNhằm bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất nội địa, Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng dầu diesel sinh học nhập khẩu từ Argentina và Indonesia. Trong một tuyên bố ngày 21/11, phát ngôn viên thương mại Liên minh châu Âu (EU) John Clancy cho hay các mức thuế chống bán phá giá dầu diesel sinh học là 24,6% đối với Argentina và 18,9 % đối với Indonesia. Quyết định này sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày 27/11 tới.
Xem thêmTheo Bộ Năng lượng, Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc (MOTIE), vòng đàm phán thứ 8 về Thỏa thuận thương mại tự do song phương (FTA) giữa Hàn Quốc và Trung Quốc đã kết thúc ngày 22/11 sau khi hai bên đã thảo luận chi tiết hơn về mức tự do hóa hàng hóa. Vòng đàm phán đầu tiên của giai đoạn hai này kéo dài 5 ngày từ ngày 18-22/11 được tổ chức tại quận Songdo ở thành phố Incheon, cảng phía Tây của Hàn Quốc.
Xem thêmTính từ đầu năm đến 15/10/2013, sản phẩm surimi của Việt Nam được XK sang 11 thị trường trong khối EU (giảm 1 thị trường so với 2012) với tổng giá trị thu về đạt trên 13 triệu USD, giảm 45,2% so với cùng kỳ năm 2012. Cùng với việc sụt giảm giá trị XK thì năm nay sản phẩm surimi của Việt Nam XK sang EU cũng đang có dấu hiệu bị thu hẹp thị trường. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tình hình XK surimi của cả nước sang EU từ đầu năm đến nay đi xuống rõ rệt. Đây được coi là thị trường tiêu biểu cho sự suy giảm trong nhu cầu tiêu thụ và NK mặt hàng này trên thế giới trong năm 2013.
Xem thêmSau vòng thứ 5 của cuộc đàm phán tại Hà Nội vào đầu tháng này và một cuộc thảo luận tại Nghị viện châu Âu hôm 12/11, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) tin tưởng giải quyết hiệp định thương mại tự do mới (FTA) trước mùa thu năm 2014. Hiện tại, EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, với thương mại 2 chiều đạt 30 tỉ USD vào năm 2012. Ngược lại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 5 của EU. Trong nửa đầu năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng 25% và xuất khẩu của EU sang Việt Nam tăng 20%.
Xem thêmMỹ bày tỏ thất vọng với việc Ukraine tuyên bố hủy ký thỏa thuận thương mại và liên kết với châu Âu để quay lại đàm phán gia nhập Liên minh Thuế quan với Nga. Ukraine ngày 21-11 bác bỏ khả năng ký các thỏa thuận tự do thương mại và chính trị quan trọng với Liên minh châu Âu (EU) vì lý do “an ninh quốc gia”. Đồng thời Kiev sẽ thúc đẩy việc đàm phán tham gia Liên minh Thuế quan, một sân chơi mà Matxcơva muốn biến thành đối trọng với EU. Tuy nhiên Ukraine vẫn cam kết sẽ tìm cách siết chặt quan hệ với châu Âu.
Xem thêmĐài NHK đưa tin ngày 22/11, các thượng nghị sĩ Nhật Bản đã bỏ phiếu nhất trí hiệp định đầu tư với Trung Quốc và Hàn Quốc, sau khi hiệp định này đã được Hạ viện thông qua. Đây là hiệp định được lãnh đạo 3 nước ký hồi tháng 5/2012. Hiệp định đầu tư này bảo vệ các công ty và cá nhân tránh gặp phải những bất lợi lớn về thuế khóa và các quy định khác khi họ đầu tư vào các nước thành viên.
Xem thêm