Tin tức
Kim ngạch của nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong 6 tháng đầu năm nay giảm hoặc tăng nhẹ qua nhiều thị trường chính, nhưng lại tăng mạnh sang thị trường Mỹ, theo số liệu của Tổng cục Hải quan công bố hôm 17-7. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng thủy sản trong 6 tháng đầu năm nay đạt 2,82 tỉ đô la Mỹ, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm hàng này qua nhiều thị trường đều giảm, như thị trường Liên minh châu Âu (EU) giảm 9,5% (đạt 501 triệu đô la Mỹ), Nhật Bản giảm 4,1% (đạt 481 triệu đô la Mỹ), Hàn Quốc giảm 20,3%,…
Xem thêmRussia Today ngày 17-7 đưa tin, thống kê từ Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy, Nga đã vượt Đức và trở thành nền kinh tế thứ 5 thế giới, với tổng GDP là 3.400 tỷ USD. Năm 2012, tổng GDP của Đức chỉ đạt 3.300 tỷ USD. Kết quả này được xem là minh chứng cho nỗ lực của Tổng thống Putin lúc tái cầm quyền với cam kết sẽ đưa Nga trở thành nền kinh tế thứ 5 thế giới.
Xem thêmVòng đàm phán lần thứ 18 về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang diễn ra tại TP Kota Kinabalu, ở miền Đông Malaysia. Theo Bộ Công nghiệp và thương mại quốc tế Malaysia (Miti), trong 2 ngày họp vừa qua, vẫn còn rất nhiều vấn đề vướng mắc, đòi hỏi các bên cần phải nỗ lực hơn nữa để giải quyết. Thúc đẩy hội nhập sâu rộng
Xem thêmTổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Australia Kevin Rudd ngày 1/7 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoàn tất các cuộc đàm phán Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong cuộc điện đàm diễn ra sau khi ông Kevin Rudd trở lại ghế Thủ tướng Australia hôm 27/6 vừa qua, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về TPP và mối quan hệ song phương, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoàn tất TPP ở tiêu chuẩn cao.
Xem thêmViệc Việt Nam đàm phán, ký kết Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan (VCUFTA) có ý nghĩa quan trọng, mở thêm hướng mới cho xuất khẩu và hợp tác.Việc Việt Nam đàm phán, ký kết Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan (VCUFTA) có ý nghĩa quan trọng, mở thêm hướng mới cho xuất khẩu và hợp tác.
Xem thêmLiên minh châu Âu (EU) sẽ chính thức khôi phục các điều khoản ưu đãi thương mại đối với Myanmar bắt đầu từ ngày 19/7 sau khi ghi nhận những nỗ lực cải cách tại quốc gia Đông Nam Á này.
Xem thêmNgày 17/7, các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Châu Âu đã đến Brussels (Bỉ) để tham gia cuộc điều trần tại Ủy ban Châu Âu (EC) về việc áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm năng lượng mặt trời của Trung Quốc. Cuộc điều trần do Hiệp hội Năng lượng mặt trời Châu Âu (AFASE) với hơn 740 công ty quang điện Châu Âu tổ chức. Các lãnh đạo của hơn 30 công ty quang điện của Châu Âu đã trình bày cụ thể tác động của việc áp thuế nói trên đối với ngành này, dẫn tới tình trạng cắt giảm việc làm ồ ạt.
Xem thêmThặng dư thương mại của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng mạnh bất chấp kinh tế toàn cầu vẫn đang hết sức ảm đạm.
Xem thêmTheo quy chế GSP sửa đổi của Liên minh Châu Âu chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2014, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách được hưởng ưu đãi GSP của EU với số lượng các dòng thuế được hưởng ưu đãi tăng lên. Tuy nhiên, cơ chế “trưởng thành” mới sẽ khiến một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có nguy cơ không được hưởng ưu đãi GSP. Rộng cửa tiêu thụ sản phẩm
Xem thêmSau một tuần nỗ lực, ngày 12/7, các nhà đàm phán thương mại Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã kết thúc vòng đàm phán đầu tiên về Hiệp định Đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây dương (TTIP), tạo ra khuôn khổ cho các cuộc thảo luận tiếp theo trong tương lai về vấn đề này.
Xem thêm