Tin tức

Tin tức

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã dẫn đầu đoàn công tác Bộ Công Thương tham dự Kỳ họp Lần thứ Ba Ủy ban Thương mại Hỗn hợp Việt Nam – Nam Phi, diễn ra tại thủ đô Pretoria, Nam Phi trong các ngày từ 6 – 10/6/2016. Tham dự các hoạt động tại Nam Phi còn có đại sứ, tham tán thương mại Việt Nam tại Nam Phi, các đơn vị chức năng liên quan của Bộ Công Thương và một số doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực than, khoáng sản, xây dựng dân dụng, vật liệu xây dựng...

Xem thêm

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, Bộ Công thương cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp vùng Rhône Alpes vừa tổ chức thành công Tuần hàng Việt Nam tại thành phố Lyon, Pháp. Sự kiện đã thu hút khoảng 100 tổ chức thương mại và doanh nghiệp Pháp cùng đoàn 20 doanh nghiệp Việt Nam.

Xem thêm

 Bộ Tài chính đang lấy ý kiến 4 dự thảo Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các Hiệp định giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Ấn Độ. Các Nghị định này được thay thế cho hình thức Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành, thực hiện theo Luật Thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 cũ.

Xem thêm

Theo báo cáo vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, mặc dù dự báo tăng trưởng toàn cầu hạ xuống còn 2,4% so với mức 2,9% được đưa ra hồi tháng 1/2016 nhưng Việt Nam và một số nước ASEAN vẫn giữ vững mức tăng trưởng.  Ông Jim Yong Kim, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), nhận định: “Mức tăng trưởng chậm toàn cầu cho thấy các nước phải theo đuổi các chính sách nhằm tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống cho nhóm những người nghèo cùng cực”.

Xem thêm

Ngày 29/5/2016, ông Ohad Cohen, Thứ trưởng phụ trách Ngoại thương Bộ Kinh tế Israel đã có thư gửi Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh-Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế, thông báo về việc Israel chính thức công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Theo đó, việc công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam có hiệu lực tại Israel kể từ ngày 29/5/2016.

Xem thêm

Mới đây, khi tham gia hội nghị cấp cao G7 (nhóm 7 nước công nghiệp phát triển, bao gồm Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Canada, Mỹ) mở rộng tại Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao quan hệ đối tác chiến lược với các nước G7. Ngược dòng thời gian, quan hệ thương mại Việt Nam với G7 rất khả quan. Đến nay, G7 là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong đó Mỹ và Nhật Bản là các đối tác chủ chốt.

Xem thêm

Quốc hội Mỹ có khả năng sẽ thông qua Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước khi Nhà trắng có chủ nhân mới vào tháng Một năm sau, theo tờ New York Times.

Xem thêm

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) sẽ tăng trưởng tôt hơn nếu doanh nghiệp Việt Nam đảm bảo tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) đã kết thúc đàm phán vào tháng 12/2015. Để hiện thực hóa lợi ích của EVFTA, Việt Nam và EU đã thống nhất sẽ nỗ lực hoàn tất quá trình phê chuẩn để Hiệp định có hiệu lực vào năm 2018. Từ nay tới lúc đó  là khoảng thời gian chuẩn bị của doanh nghiệp.

Xem thêm

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến sẽ được ký kết trong năm nay và có hiệu lực vào đầu năm 2018. Ông Mauro Petriccione, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thương mại, Ủy ban châu Âu, Trưởng đoàn Đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) của EU trao đổi về việc Việt Nam có thể hưởng lợi gì từ hiệp định này. Những lợi ích lớn nhất mà EVFTA đem lại cho Việt Nam là gì, thưa ông?

Xem thêm

Dệt may nằm trong nhóm hàng được dự báo và kỳ vọng sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực. Thế nhưng, để kỳ vọng trở thành hiện thực, đòi hỏi doanh nghiệp ngành Dệt may phải có hành động quyết liệt với tư duy dám nghĩ, dám làm và những đầu tư lớn về công sức, thời gian và tiền bạc. Quy tắc xuất xứ từ vải - điểm yếu của dệt may Việt Nam

Xem thêm