Tin tức

Tin tức

Thủ tướng khẳng định từ nay đến năm 2020 sẽ mở ra không gian thương mại tự do rộng lớn giữa Việt Nam với 55 đối tác. Sáng 11/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị thượng định Ngân hàng Châu Á. Trước hơn 1.000 lãnh đạo ngân hàng uy tín trên thế giới và các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Thủ tướng khẳng định: Chính phủ Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, thành công của các nhà đầu tư cũng chính là thành công của Việt Nam.

Xem thêm

10 nước thành viên ASEAN và 6 nước đối tác mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) gồm: Ấn Độ, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc vừa tham gia vòng đàm phán thứ 12 Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Các cuộc thảo luận tập trung vào việc cắt giảm thuế quan, tiến tới đạt được thỏa thuận RCEP vào cuối năm nay   RCEP - đối trọng với TPP?

Xem thêm

Nguồn vốn đầu tư từ Hàn Quốc tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam từ đầu năm đến nay, đưa quốc gia này lên vị trí dẫn đầu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, chiếm đến 41,2% tổng vốn đầu tư.

Xem thêm

Việc quốc gia lớn nhất trong Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) vừa chính thức phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam đã mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Gần 1 năm sau ngày hiệp định được ký kết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức ký Luật phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa EAEU và Việt Nam.

Xem thêm

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 4 tháng đầu năm 2016, cả nước thu hút được 6,886 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bao gồm cả vốn đăng ký mới và tăng thêm, tăng 85% so với cùng kỳ năm 2015. Từ đầu năm đến nay, cả nước đã thu hút được 697 dự án FDI mới với số vốn đăng ký đạt 5,082 tỷ USD, tăng 55,6% về số dự án và 89,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, có 314 lượt dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 1,804 tỷ USD.

Xem thêm

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, cơ hội song hành cùng thách thức từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang tạo ra một “đấu trường” mới, buộc ngành Nông nghiệp Việt Nam phải nâng cao sức mạnh nội lực, tăng khả năng cạnh tranh. Cơ hội “vàng”

Xem thêm

Với việc ký kết tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào đầu năm 2016, Việt Nam lần đầu tiên có cam kết mở rộng nhất về doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Nghĩa vụ đáng chú ý nhất mà TPP đặt ra là minh bạch hóa thông tin về DNNN. Tuy vậy, với rất nhiều ngoại lệ cho Việt Nam, số DNNN chịu tác động của TPP sẽ không nhiều.   TPP chỉ áp dụng với một số ít DNNN Việt Nam

Xem thêm

Một phần cam kết của Việt Nam trong TPP sẽ được áp dụng đối với các nước khác ngoài 11 thành viên TPP như với Nga, 28 nước thuộc Liên minh châu Âu và các nước thành viên ASEAN. Đây là “điểm lưu ý” được lãnh đạo Bộ Tư pháp nêu rõ khi báo cáo Chính phủ tại Phiên họp thường kỳ tháng 4/2016 đang diễn ra về kết quả rà soát pháp luật và đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tới hệ thống pháp luật Việt Nam.

Xem thêm

Phân bón đang trở thành một trong những ngành đầy cơ hội để doanh nghiệp Việt vươn ra thị trường khu vực. Mặc dù một số nước ASEAN có chính sách riêng nhằm bảo hộ sản xuất trong nước nhưng sản phẩm phân bón của doanh nghiệp (DN) Việt vẫn có thể cạnh tranh và tiếp tục mở rộng thị phần. Tính đến nay, mặt hàng phân bón VN đã có mặt ở 5 thị trường nội khối.

Xem thêm

Việt Nam hiện đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 9 hiệp định đã có hiệu lực.

Xem thêm