EVFTA và Ngành Nhựa Việt Nam: Cơ hội tăng cường thu hút đầu tư nước từ EU
19/10/2021 206EVFTA được dự đoán là sẽ có tác động tích cực giúp thu hút các nhà đầu tư từ EU vào Việt Nam bởi những lý do sau:
- Các cam kết mở cửa đầu tư hoàn toàn trong lĩnh vực nhựa, cùng với các cam kết cao của Việt Nam về bảo hộ đầu tư trong EVFTA, các nhà đầu tư EU sẽ dễ dàng tiếp cận thị trường Việt Nam hơn cũng như có thể yên tâm các quyền lợi của mình sẽ được đảm bảo khi đầu tư tại Việt Nam. Hiện tại, ngành nhựa của Việt Nam vẫn còn non trẻ, đang rất cần thu hút các nguồn đầu tư chất lượng cao. Trong khi đó, EU là một trong những đối tác có thế mạnh về sản xuất nhựa, đặc biệt là nhựa kỹ thuật cao của thế giới. Vì vậy, cơ hội cho các nhà đầu tư ngành nhựa của EU phát triển tại thị trường Việt Nam là rất lớn.
- Môi trường kinh doanh của Việt Nam dự kiến sẽ được cải thiện theo hướng minh bạch hóa và thuận lợi hơn cho doanh nghiệp sau khi EVFTA có hiệu lực sẽ giúp thu hút hơn đầu tư từ EU vào Việt Nam trong đó có đầu tư trong ngành nhựa. Cụ thể, EVFTA cùng với các cam kết về quy tắc, thể chế, minh bạch hóa, cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi hóa thủ tục xuất nhập khẩu, tăng cường bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ…..sẽ giúp góp phần cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam nói chung và ngành nhựa nói riêng. Từ đó, EVFTA sẽ giúp giảm chi phí, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong đó có các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Điều này rất có ý nghĩa với các ngành sản xuất, xuất khẩu như ngành nhựa.
- Thị trường nội địa của Việt Nam cũng rất hấp dẫn, thu hút FDI từ EU vào ngành nhựa. Mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao, đặc biệt là ở các khu vực thành thị, dẫn đến gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm nhựa (đặc biệt là nhựa gia dụng, nhựa xây dựng) chất lượng cao được sản xuất bởi công nghệ hiện đại. Đồng thời, nhu cầu đối với nhựa nguyên liệu trong nước dùng để sản xuất, xuất khẩu hàng hóa đi các thị trường đối tác FTA được hưởng ưu đãi thuế quan cũng tăng cao, đặc biệt là ở các ngành như điện tử, dệt may, giày dép….
- Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng và là một trong những nền kinh tế mở cửa nhất trong khu vực với việc ký kết hàng loạt các FTA mới với nhiều đối tác lớn. Cho tới thời điểm điểm tháng 12/2020, Việt Nam đã ký kết và thực thi 13 FTA với 51 đối tác. Do đó, bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào Việt Nam đều có thể tận dụng được các cơ hội từ các FTA này để thành lập và mở rộng sản xuất, xuất khẩu đi các nước đối tác FTA của Việt Nam và được hưởng các ưu đãi FTA mà các đối tác khác không có được.
Bảng. Tổng hợp các FTA của Việt Nam
STT |
FTA |
Thời gian |
Đối tác |
|
||
FTAs đã có hiệu lực |
|
|||||
1 |
AFTA |
Có hiệu lực từ 1993 |
ASEAN |
|
||
2 |
ACFTA |
Có hiệu lực từ 2003 |
ASEAN, Trung Quốc |
|
||
3 |
AKFTA |
Có hiệu lực từ 2007 |
ASEAN, Hàn Quốc |
|
||
4 |
AJCEP |
Có hiệu lực từ 2008 |
ASEAN, Nhật Bản |
|
||
5 |
VJEPA |
Có hiệu lực từ 2009 |
Việt Nam, Nhật Bản |
|
||
6 |
AIFTA |
Có hiệu lực từ 2010 |
ASEAN, Ấn Độ |
|
||
7 |
AANZFTA |
Có hiệu lực từ 2010 |
ASEAN, Úc, New Zealand |
|
||
8 |
VCFTA |
Có hiệu lực từ 2014 |
Việt Nam, Chi Lê |
|
||
9 |
VKFTA |
Có hiệu lực từ 2015 |
Việt Nam, Hàn Quốc |
|
||
10 |
Việt Nam – EAEU FTA |
Có hiệu lực từ 2016 |
Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan |
|
||
11 |
CPTPP |
Có hiệu lực từ 14/1/2019 |
Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia |
|
||
12 |
AHKFTA |
Có hiệu lực từ 11/6/2019 |
ASEAN, Hồng Kông (Trung Quốc) |
|||
13 |
EVFTA |
Có hiệu lực từ 1/8/2020 |
Việt Nam, EU (27 thành viên) |
|||
FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực |
||||||
14 |
RCEP |
Ký kết ngày 15/11/2020 |
ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand |
|||
15 |
UKVFTA |
Ký kết ngày 29/12/2020 |
Việt Nam, Vương quốc Anh |
|||
FTA đang đàm phán |
||||||
16 |
Vietnam – EFTA FTA |
Khởi động đàm phán tháng 5/2012 |
Việt Nam, EFTA (Switzerland, Norway, Iceland, Liechtenstein) |
|||
17 |
Vietnam – Israel FTA |
Khởi động đàm phán tháng 12/2015 |
Việt Nam, Israel |
Việc thu hút được đầu tư từ EU vào ngành nhựa Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội cho ngành này bởi EU là đối tác có thế mạnh về sản xuất nhựa, đặc biệt là các sản phẩm nhựa công nghệ cao và thân thiện môi trường mà nhu cầu thị trường ngày càng gia tăng. Sự tham gia của các nhà đầu tư EU với công nghệ cao và tiềm lực lớn sẽ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh trong ngành nhựa, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội hợp tác làm ăn kinh doanh và học hỏi công nghệ từ các nhà đầu tư EU, giúp người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận với nhiều sản phẩm nhựa có chất lượng cao ngay tại thị trường nội địa….
Nguồn: Trích dẫn: "Cẩm nang doanh nghiệp EVFTA và Ngành Nhựa Việt Nam”
- Trung tâm WTO và Hội nhập
- EVFTA và Ngành Nhựa Việt Nam: Cơ hội xuất, nhập khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam
- EVFTA và Ngành Nhựa Việt Nam: Triển vọng và Xu hướng phát triển
- EVFTA và Ngành Nhựa Việt Nam: Tình hình xuất nhập khẩu nhựa vào thị trường EU
- EVFTA và Ngành Nhựa Việt Nam: Các nguồn thông tin và hỗ trợ cho doanh nghiệp
- EVFTA và Ngành Nhựa Việt Nam: Các công cụ thương mại miễn phí