Hỏi về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu từ Lào

10/01/2019    1892

Câu hỏi: 

Tôi có một vướng mắc liên quan đến việc thực thi hiệp định thương mại song phương VN - Lào muốn xin ý kiến từ ban thư ký. 

Cụ thể như sau: 

- Trong hiệp định TM V-L ko quy định về việc áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với hàng hóa NK từ Lào vào VN. 

- Nhưng hiện nay NK gạo và đường từ Lào vào VN lại phải đấu giá hạn ngạch để được hưởng ưu đãi thuế mặc dù đã có CO mẫu S. 

Điều này thể hiện qua quy định tại thông tư 56/2015/TT-BCT, thông tư số 22/218/TT-BCT và nghị định số 124/2016. 

Như vậy quy định về hạn ngạch này xuất phát từ đâu? Tại sao trong điều ước quốc tế ko đề cập mà nội luật VN lại có quy định này. 

Kính mong quý cơ quan giải đáp giúp tôi thắc mắc trên. 

 

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Trung tâm WTO và Hội nhập. Trung tâm xin hồi đáp lại như sau:
 
1. Đối với mặt hàng gạo:
Theo Phụ lục 3, Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Lào có quy định áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng gạo và lá thuốc lá. Bạn có thể tham khảo Thông báo số 38/2015/TB-LPQT để biết thêm chi tiết theo link sau:
 
2. Đối với mặt hàng đường nhập khẩu từ Lào, có thể áp dụng 3 Hiệp định:
 
Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã bảo lưu được quyền áp dụng hạn ngạch thuế quan với 4 mặt hàng, trong đó có đường. Theo khoản 3, Điều 5, Thông tư 04/2014/TT - BCT, ngày 27/1/2014, để được hưởng mức thuế trong hạn ngạch thuế quan, doanh nghiệp cần có giấy phép do Bộ Công Thương cấp và nếu không có giấy phép sẽ áp dụng mức thuế ngoài hạn ngạch thuế quan.
 
- WTO: Việt Nam cam kết áp dụng hạn ngạch đối với sản phẩm đường, số lượng không giới hạn, thuế trong hạn ngạch đối với đường mía là 25%, muốn được hưởng hạn ngạch đó và mức thuế đó phải có giấy phép Bộ Công Thương, theo khoản 3, Điều 5, Thông tư 04/2014/TT - BCT, ngày 27/1/2014
 
- ATIGA: Việt Nam được quyền tiếp tục duy trì hạn ngạch đối với sản phẩm đường theo WTO, thuế trong hạn ngạch giảm xuống còn 5%, muốn được hưởng mức hạn ngạch đó và thuế suất trong hạn ngạch thì sản phẩm đường phải có xuất xứ ATIGA (có CO Form D), theo quy định của Thông tư số 22/2016/TT-BTC, và thỏa mãn các quy định liên quan đến áp dụng hạn ngạch theo Thông tư 22/2018/TT-BTC
 
- Hiệp định Thương mại Việt - Lào: không áp dụng hạn ngạch với đường mà chỉ có cam kết là được hưởng thuế bằng 50% so với thuế ATIGA, muốn được hưởng mức thuế này thì phải có xuất xứ Lào, áp dụng theo Thông tư số 216/2015/TT-BTC , và tuân thủ các quy định về áp dụng hạn ngạch đường theo Thông tư 22/2018/TT-BTC.
 
Nói tóm lại, theo cả ba hiệp định trên thì hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan với mức thuế thấp hơn thuế MFN thì đều phải nằm trong mức hạn ngạch được cấp và tuân thủ theo các quy định về hạn ngạch của Việt Nam.
 
Hy vọng thông tin Trung tâm cung cấp hữu ích với Bạn và Doanh nghiệp.
 
Trân trọng,