Lộ trình thực thi Chiến lược F2F

Để đạt được các mục tiêu của mình, chiến lược F2F có bao gồm một chuỗi các hành động cụ thể nhằm xây dựng một hệ thống lương thực công bằng, lành mạnh và thân thiện với môi trường, trong đó đáng chú ý có:

  • Xây dựng khung pháp lý về hệ thống lương thực bền vững (FSFS;
  • Kế hoạch dự phòng về cung ứng lương thực và an ninh lương thực (công bố ngày 12/11/2021): xác định các khía cạnh cần cải thiện nhằm bảo đảm an ninh lương thực của EU trong giai đoạn khủng hoảng (với các kinh nghiệm từ đại dịch COVID-19) và thiết lập Cơ chế phản ứng và sẵn sàng trước khủng hoảng lương thực EU (European Food Security Crisis preparedness and response Mechanism - EFSCM);
  • Các hành động pháp lý cụ thể (sửa đổi các văn bản, quy định pháp luật liên quan) nhằm thực hiện các mục tiêu của Chiến lược (ví dụ giảm 50% việc sử dụng và rủi ro từ hóa chất bảo vệ thực vật vào năm 2030, đạt tỷ lệ 25% diện tích đất nông nghiệp canh tác hữu cơ…).

Kế hoạch hành động với lộ trình cụ thể nhằm đạt được các chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược F2F đã được xác định và triển khai trên thực tế, được mô tả trong Bảng dưới đây.

Bảng – Lộ trình thực hiện Chiến lược F2F

Lộ trình

Nội dung

Hành động

2023

Đề xuất khung khổ luật pháp cho hệ thống lương thực bền vững

Q4 2021

Phát triển một kế hoạch dự phòng để đảm bảo nguồn cung thực phẩm và an ninh lương thực

Bảo đảm sản xuất lương thực bền vững

Q4 2020

Thông qua các khuyến nghị cho từng nước thành viên nhằm giải quyết chín mục tiêu cụ thể của Chính sách Nông nghiệp chung (CAP), trước khi dự thảo các kế hoạch chiến lược CAP được chính thức đệ trình

Q1 2022

Đề xuất sửa đổi quy định về Sử dụng bền vững thuốc bảo vệ thực vật nhằm giảm đáng kể việc sử dụng, rủi ro và phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời tăng cường quản lý dịch hại tổng hợp

Q4 2021

Sửa đổi các quy định thực hiện có liên quan trong khuôn khổ Sản phẩm Bảo vệ Thực vật để tạo điều kiện đưa các sản phẩm bảo vệ thực vật chứa các chất hoạt tính sinh học ra thị trường Quý 4 năm 2021

2023

Đề xuất sửa đổi Quy định thống kê thuốc bảo vệ thực vật để khắc phục các khoảng trống dữ liệu và củng cố việc hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng

Q4 2023

Đánh giá và sửa đổi quy định hiện hành về phúc lợi động vật, bao gồm vận chuyển và giết mổ động vật    

Q4 2021

Đề xuất sửa đổi Quy định về phụ gia thức ăn chăn nuôi để giảm tác động tới môi trường của ngành chăn nuôi

Q2 2022

Đề xuất sửa đổi Quy định mạng lưới dữ liệu kế toán trang trại để chuyển đổi thành Mạng lưới dữ liệu bền vững trang trại nhằm góp phần thúc đẩy các hoạt động canh tác bền vững

Q3 2022

Làm rõ phạm vi của các quy tắc cạnh tranh trong Hiệp ước về các chức năng của Liên minh châu Âu (TFEU) liên quan đến tính bền vững trong các hành động tập thể

2021 – 2022

Các sáng kiến lập pháp để tăng cường hợp tác với các nhà sản xuất ban đầu nhằm hỗ trợ vị thế của họ trong chuỗi cung ứng thực phẩm và các sáng kiến phi lập pháp để cải thiện tính minh bạch

Q3 2021

Sáng kiến canh tác carbon của EU

Khuyến khích thực phẩm bền vững trong  quy trình chế biến, bán buôn, bán lẻ và dịch vụ ăn uống

Q1 2021

Sáng kiến cải thiện khung quản trị doanh nghiệp, bao gồm yêu cầu ngành thực phẩm tích hợp tính bền vững vào các chiến lược doanh nghiệp

Q2 2021

Phát triển bộ quy tắc và khung giám sát EU cho các hành vi kinh doanh và tiếp thị có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng thực phẩm

Q4 2021

Khởi xướng các sáng kiến để kích thích việc tái cấu trúc thực phẩm chế biến, bao gồm việc thiết lập mức tối đa cho một số chất dinh dưỡng

Q4 2022

Thiết lập hồ sơ dinh dưỡng để hạn chế quảng bá thực phẩm có hàm lượng muối, đường và/hoặc chất béo cao

Q4 2022

Đề xuất sửa đổi quy định về Vật liệu tiếp xúc với thực phẩm nhằm cải thiện an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe của người dân và giảm tác động môi trường của ngành

2021 - 2022

Đề xuất sửa đổi tiêu chuẩn tiếp thị EU cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản để đảm bảo việc tiêu thụ và cung ứng sản phẩm bền vững

2021 - 2022

Tăng cường phối hợp để thực thi các quy tắc thị trường đơn lẻ và xử lý gian lận thực phẩm, bao gồm việc xem xét tận dụng năng lực điều tra của OLAF (Cơ quan Chống gian lận thuộc Ủy ban châu Âu)

Thúc đẩy tiêu dùng thực phẩm bền vững, hỗ trợ chuyển dịch sang chế độ ăn uống lành mạnh, bền vững

Q4 2022

Đề xuất ghi nhãn dinh dưỡng bắt buộc và đồng bộ trên bao bì phía trước để người tiêu dùng đưa ra lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe

Q4 2022

Đề xuất yêu cầu chỉ định xuất xứ cho một số sản phẩm

Q3 2021

Xác định các phương thức tốt nhất để thiết lập tiêu chí bắt buộc tối thiểu cho việc thu mua thực phẩm bền vững nhằm thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh và bền vững, bao gồm các sản phẩm hữu cơ, trong trường học và các tổ chức khu vực công

2024

Đề xuất khung ghi nhãn thực phẩm bền vững để hỗ trợ người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm bền vững

Q4 2020

Rà soát chương trình quảng bá của EU cho các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm nhằm tăng cường sản xuất và tiêu dùng bền vững

2023

Rà soát lại khung pháp lý chương trình trường học của EU nhằm tập trung vào thực phẩm lành mạnh và bền vững

Giảm lãng phí thực phẩm

2023

Đề xuất các mục tiêu ở cấp độ EU để giảm lãng phí thực phẩm

Q4 2022

Đề xuất sửa đổi các quy tắc của EU về cách xác định hạn sử dụng (ngày 'sử dụng trước' và 'sử dụng tốt nhất trước')

Nguồn: Liên minh châu Âu, lược dịch bởi TTWTO

Việc triển khai các kế hoạch hành động thực thi Chương trình này, đặc biệt là các sửa đổi, điều chỉnh các quy định pháp luật của EU liên quan, được cho là sẽ dẫn tới các tiêu chuẩn khắt khe hơn của EU đối với sản xuất nông nghiệp, thực phẩm (về sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, về mức độ tồn dư hóa chất cho phép trong các sản phẩm nông sản, thực phẩm…) trong nội khối cũng như đối với sản phẩm nước ngoài nhập khẩu vào EU.

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI