Tin tức

Tin tức

Ngày 27/5, Thượng viện Mỹ đã ra nghị quyết kêu gọi Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hongkong và Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam, Mexico mở cửa hoàn toàn thị trường cho thịt bò Mỹ. Các thượng nghị sĩ nói rằng bảy nền kinh tế trên đã hạn chế thịt bò Mỹ cho dù Mỹ đã thực hiện một hệ thống đảm bảo an toàn "đa tầng, nghiêm ngặt" và những sản phẩm này đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Ước tính, các nhà sản xuất thịt bò Mỹ mất trung bình 1,4 tỷ USD mỗi năm kể từ năm 2003 chủ yếu là do cái gọi là hàng rào thương mại không công bằng ở các thị trường xuất khẩu của Mỹ.

Xem thêm

Trong cuộc đua giành thị phần xuất khẩu gạo có hai "vận động viên" đang rất sung sức là Việt Nam và Thái Lan.

Xem thêm

Đại diện Cục quản lý cạnh tranh cho rằng việc EC có khả năng tiến hành rà soát và gia hạn thuế chống bán phá giá đối với xe đạp Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu đang gây quan ngại không chỉ trong các doanh nghiệp Việt Nam mà cả trong các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh hiện tại và tiềm năng của Việt Nam. Tại buổi họp báo sáng 28/5 tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, ông Vũ Bá Phú cho biết theo quyết định của EC ban hành tháng 7/2005, mức thuế chống bán phá giá 34% đối với xe đạp Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ hết hạn vào ngày 15/7 tới.

Xem thêm

Ngày 28/5, ông David Tan - quản lý cấp cao bộ phận kinh doanh toàn cầu của Tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới Alibaba.com nhấn mạnh các cơ hội khai thác thị trường APEC và châu Phi của doanh nghiệp Việt Nam rất lớn. Tại hội thảo “Cơ hội xuất khẩu đến thị trường APEC và châu Phi qua thương mại điện tử,” ông David Tan lưu ý các doanh nghiệp có thể tìm thấy trên Alibaba.com cơ sở dữ liệu người mua dồi dào theo ngành hàng và theo từng khu vực, đặc biệt là APEC và châu Phi.

Xem thêm

Việt Nam là một trong những nước có thành tích tăng trưởng rất ấn tượng tại khu vực, nhưng xuất khẩu lại dựa nhiều vào các doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong thời gian tới, Việt Nam muốn hội nhập vững chắc hơn thì cần giảm bớt sự lệ thuộc này và chú trọng hơn đến phát triển các doanh nghiệp tư nhân địa phương. Đó là nhận xét của tác giả Harnit Kaur Kang thuộc nhóm Eurasia Review Group trong bài nghiên cứu về châu Á được giới thiệu dưới đây.

Xem thêm

Theo nhiều doanh nghiệp, “xuất khẩu theo đường chính thức còn nhiều khó khăn và rào cản”. Tận dụng tốt cơ hội từ những thị trường láng giềng của Việt Nam, không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải xuất khẩu hàng hóa theo đường chính thức. Những câu chuyện của doanh nghiệp làm ăn với thị trường Campuchia tại buổi gặp gỡ tìm cơ hội giao thương trong khuôn khổ Hội nghị Hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam - Campuchia do Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp cùng tỉnh Long An tổ chức đã cho thấy điều này.

Xem thêm

Kinh tế châu Á đang tăng trưởng mạnh mẽ và nhanh hơn nhờ xuất khẩu đang dẫn đường cho phục hồi kinh tế, tuy nhiên ảnh hưởng của khủng hoảng nợ châu Âu vẫn là một nguy cơ tiềm tàng. Tại châu Á, các nước phát triển thường có xu hướng phục thuộc nhiều vào xuất khẩu hơn các nước khác. Theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á, 60% kim ngạch xuất khẩu của các nước này được đưa sang các thị trường Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.

Xem thêm

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner sẽ dẫn đầu một phái đoàn gồm 200 thành viên tới Trung Quốc để bàn về một số vấn đề quốc tế trong tuần này. Những vấn đề sẽ được bàn luận bao gồm các nỗ lực cân bằng quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ, phá bỏ các rào cản thương mại và đầu tư, đồng thời thuyết phục Trung Quốc để đồng tiền được định giá theo thị trường.

Xem thêm

Ngày 22/5, Bộ trưởng thương mại các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã có cuộc họp ở Xơun (Hàn Quốc) để thảo luận một loạt các vấn đề cùng quan tâm, trong đó có hiệp định tự do thương mại (FTA) ba bên. Mục tiêu chính của của cuộc họp ba bên này nhằm đạt được một thỏa thuận cuối cùng cho Vòng đàm phán Đôha về tự do thương mại toàn cầu. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh những lo ngại về tình hình kinh tế thế giới trước tác động của cuộc khủng nợ ở châu Âu ngày càng tăng.

Xem thêm

3 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đạt tăng trưởng GDP cao, nhưng 2008 - 2009 tốc độ giảm mạnh, bộc lộ nhiều điểm yếu cơ bản về chất lượng tăng trưởng, như chi phí cao, giá trị gia tăng và năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh hạn chế...

Xem thêm