Tin tức

Tin tức

Ngày 13/1, phiên đàm phán thứ sáu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (FTA) đã chính thức khai mạc tại thủ đô Brussels (Bỉ) với mục tiêu sớm hoàn tất đàm phán mà lãnh đạo hai bên đã đặt ra. Dự kiến, phiên đàm phán này sẽ kéo dài đến ngày 17/1.

Xem thêm

Ngày 14/1, tại Hà Nội, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã công bố Chiến lược Hợp tác Phát triển Quốc gia dành cho Việt Nam, trong đó đề ra những định hướng cho các chương trình hỗ trợ của USAID tại Việt Nam giai đoạn 2014-2018.

Xem thêm

Khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành năm 2015 cũng là lúc các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn do mức độ cắt giảm thuế sâu rộng trong hiệp định ASEAN và ASEAN + 6. Tăng sức ép khi hội nhập sâu

Xem thêm

Chiều 13/1, tại Hong Kong (Trung Quốc), nghị định thư bổ sung cho "Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn, lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập" giữa Chính phủ Việt Nam và chính quyền Khu Hành chính Đặc biệt Hong Kong của Trung Quốc đã được ký kết. Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, đại diện cho phía Việt Nam, và Cục trưởng Cục Tài chính-Ngân sách Hong Kong, Giáo sư K.C. Chan, đại diện cho phía Hong Kong ký nghị định thư. 

Xem thêm

Ngày 13/1, Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman cho biết Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc tham gia một phiên chất vấn liên quan đến việc Bắc Kinh áp thuế chống phá giá đối với sản phẩm thép công nghệ cao nhập khẩu từ Mỹ. Động thái này diễn ra trong bối cảnh hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này đang bị cuốn vào vụ tranh chấp thương mại bắt đầu từ tháng 9/2012.

Xem thêm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), Trung Quốc đang là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất và liên tục trong nhóm 5 thị trường tiêu thụ lớn nhất của thủy sản Việt Nam. Năm 2013, Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc trở thành nước tiêu thụ lớn thứ tư của thủy sản Việt Nam. Tôm là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc, hiện chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.

Xem thêm

Việt Nam- Australia: Quan hệ bổ sung Việt Nam và Australia là 2 nền kinh tế mang tính bổ sung cho nhau. Australia có nhu cầu nhập khẩu lớn các mặt hàng sử dụng nhiều lao động (may mặc, giày da, đồ gỗ, thủy sản…). Còn Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thế mạnh của Australia như: Lúa mì, sữa, gỗ nguyên liệu… và trong những năm tới có thể là than, khí hóa lỏng. Australia tuy có dân số không đông nhưng GDP bình quân đầu người rất cao (60.000 AUD/người/năm) nên sức mua rất lớn.

Xem thêm

CôngThương - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Cao Đức Phát và người đồng cấp nước chủ nhà Lee Dong-phil đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) giữa hai nước. Biên bản ghi nhớ này là sự tiếp theo của một thỏa thuận giữa nguyên thủ hai quốc gia trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hồi đầu tháng 9/2013.

Xem thêm

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, lượng hàng đồ nội thất tiêu thụ ngày càng nhiều do mức sống của người dân được nâng cao, cảm nhận mỹ quan của người tiêu dùng cũng đa dạng và phong phú lên. Trong khi thẩm mỹ hướng tới sự hoàn thiện trong sử dụng cho các cá nhân, cho các không gian riêng biệt trong sự thay đổi liên tục, người sử dụng ngày càng ít chú ý hơn những hàng hóa quá lâu bền.

Xem thêm

Chính phủ Argentina coi Việt Nam là một trong những nền kinh tế mới nổi năng động nhất thế giới được chọn làm thị trường ưu tiên xuất khẩu trong năm nay và năm 2015. Argentina vừa công bố kế hoạch đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu, trong đó đưa ra danh sách 24 nước ưu tiên, với mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu lên 94 tỷ USD trong năm nay và 101 tỷ USD trong năm 2015. Theo thống kê sơ bộ, trong 11 tháng đầu năm ngoái, xuất khẩu của Argentina đạt 77,6 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2012.

Xem thêm