Tin tức

Tin tức

Khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được phê chuẩn, xuất khẩu da giày vào thị trường EU có khả năng tăng trưởng mạnh do được hưởng lợi nhiều về giảm thuế. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, các doanh nghiệp da giày phải đáp ứng được Quy tắc Xuất xứ đối với sản phẩm và hiểu biết rõ về các rào cản kỹ thuật trong thương mại…

Xem thêm

Ông James W. Fatheree, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Mỹ, vừa kêu gọi chính quyền nước này và Hàn Quốc thực hiện “đầy đủ và trung thành” thỏa thuận thương mại cởi mở vì lợi ích chung. Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Mỹ-Hàn, hay còn gọi là KORUS, có hiệu lực từ ngày 15/3/2012. Hiện hai bên đang phải tiến hành đàm phán để sửa đổi FTA này sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi KORUS là “thỏa thuận kinh khủng” bởi sự mất cân bằng thương mại lớn của Mỹ với Hàn Quốc.

Xem thêm

Ngày 15/11, Nhật Bản và EU nỗ lực để đạt được thỏa thuận cuối cùng về FTA song phương vào cuối năm nay, cho dù vấn đề giải quyết các tranh chấp đầu tư vẫn chưa tìm được sự đồng thuận chung. Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono và Ủy viên thương mại EU Cecilia Malmstrom đã chia sẻ quan điểm chung về việc hai bên có thể tiếp tục đàm thoại trực tiếp để đạt được một thỏa thuận cuối cùng.

Xem thêm

Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo cho biết nước này dự định đề xuất đánh giá kỹ lưỡng lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) 5 năm/lần thay cho đề xuất tự động hết hạn của Mỹ.

Xem thêm

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã kết thúc đàm phán vào cuối năm 2015. Có rất nhiều lý do để các doanh nghiệp Việt Nam mong chờ hiệp định chính thức được thực thi. Trong đó, những lợi ích tiềm tàng về thương mại và đầu tư đã và đang được coi là động cơ mạnh mẽ nhất. Thứ nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu sang thị trường EU trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Xem thêm

Ngày 15/11, tại thủ đô Mexico City của Mexico, ba nước Mexico, Mỹ và Canada đã bắt đầu vòng 5 về tái đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với các bàn đàm phán kỹ thuật.  Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, tại vòng đàm phán lần này, đại diện của Mexico, Mỹ và Canada sẽ thảo luận về các lĩnh vực dệt may, lao động, dịch vụ và sở hữu trí tuệ, cùng với các vấn đề còn tồn đọng từ vòng đàm phán trước đó. 

Xem thêm

Vấn đề gỗ xẻ mềm của Canada đã trở thành một nhân tố gây mâu thuẫn trong thương mại giữa Mỹ và Canada trong 30 năm qua.

Xem thêm

Bộ trưởng thương mại tới từ 16 nước đang đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tại Manila của Philippines ngày 12/11 đã nhất trí thúc đẩy việc ký kết một thỏa thuận vào năm 2018. Các bộ trưởng thương mại tới từ 16 nước đang đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tại thủ đô Manila của Philippines ngày 12/11 đã nhất trí thúc đẩy việc ký kết một thỏa thuận vào năm 2018, sau khi bỏ lỡ các thời hạn chót trong 3 năm qua.

Xem thêm

Trước khi có hiệu lực, hiệp định TPP mới mang tên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) phải có ít nhất 6 thành viên chấp thuận mới có thể đưa vào thực hiện. Sau đó, các quốc gia sẽ có 60 ngày để thực hiện những quy định trong bản hiệp định này. Trong vài ngày qua, giới truyền thông bị quay như chong chóng khi liên tiếp những thông tin trái chiều về Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được tiết lộ.

Xem thêm

Ngày 13/11, mạng tin CNN Money cho rằng dù Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hồi tháng Một, song các nước thành viên còn lại của hiệp định này đang tiến tới gần hơn việc đạt được một phiên bản mới của TPP không có Mỹ, đó là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Xem thêm