Theo số liệu từ Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA năm 2023 đạt 86,1 tỷ USD, chiếm 37,35% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan FTA khá ổn định, ngoại trừ sự sụt giảm đáng kể trong tỷ lệ tận dụng được ưu đãi theo form VC (Hiệp định VCFTA) với nhóm các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Chile theo Hiệp định VCFTA có sự suy giảm đáng kể. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Anh và Liên minh châu Âu (EU) tận dụng được ưu đãi từ các FTA lại có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm 2022.

Trong năm 2023, đã có 1.508.142 bộ C/O ưu đãi được cấp, tăng 1,9% về số lượng bộ so với năm 2022.

Về kim ngạch tận dụng ưu đãi thuế quan: Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đứng đầu với trị giá 19,4 tỷ USD. Tiếp đó là hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN với trị giá là 13,5 tỷ USD. Đứng thứ ba và thứ tư lần lượt là Liên minh châu Âu với 15,4 tỷ USD và Hàn Quốc với 12,2 tỷ USD.

Về tỷ lệ tận dụng ưu đãi: Tính chung tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA của Việt Nam năm 2023 là 37,35%, cao hơn tỷ lệ này của năm 2022 (33,6%), nhưng điều đó không có nghĩa là phần kim ngạch hàng hóa xuất khẩu còn lại của Việt Nam phải chịu thuế cao. Một trong những nguyên nhân là thuế nhập khẩu MFN tại một số thị trường, như: Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc) đã là 0%, nên hàng hóa không cần phải có C/O ưu đãi mới được hưởng mức thuế 0%. Ví dụ, kim ngạch xuất khẩu đi Singapore được cấp C/O ưu đãi (620 triệu USD) chỉ chiếm 14,1% trong gần 4,4 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Ngoài ra, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang các nước đối tác khác có thuế suất MFN ở mức thấp (1%-2% hoặc tương đương với thuế FTA), nên nhiều thương nhân không đề nghị cấp C/O.

Trong năm 2023, thị trường Liên minh Kinh tế Á – Âu chiếm tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ VN-EAEU FTA cao nhất với 78,5%; đứng thứ hai là thị trường Ấn Độ với tỷ lệ tận dụng là 72,59%. Tỷ lệ sử dụng ưu đãi từ thị trường Lào (9,88%) không cao và số liệu thống kê không ghi nhận việc cấp C/O mẫu X cho các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Campuchia do hai quốc gia này đều là thành viên ASEAN nên nên doanh nghiệp thường tận dụng ưu đãi trực tiếp từ Hiệp định ATIGA.

Tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi theo các FTAs của Việt Nam năm 2022

Tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi theo các FTAs của Việt Nam năm 2021

Tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi theo các FTAs của Việt Nam năm 2020

Tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi theo các FTAs của Việt Nam năm 2019

Tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi theo các FTAs của Việt Nam năm 2018

Tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi theo các FTAs của Việt Nam năm 2017

Bảng tổng hợp tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi theo các Hiệp định Thương mại của Việt Nam qua các năm tính đến năm 2023 được đính kèm dưới đây