Đặc điểm tiêu dùng của người Nhật Bản

Người dân Nhật Bản nằm trong độ tuổi có nhu cầu tiêu cao (14 đến 64 tuổi) cũng chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu dân số của nước này, với 59,5% (Số liệu Cục thống kê Nhật Bản tháng 1 năm 2024), đây chính là thành phần quyết định các xu hướng tiêu dùng tại Nhật Bản. Còn lại, dân số Nhật Bản dưới 15 tuổi chiếm 11,3% và từ 65 tuổi trở lên chiếm 29,2%. Dân cư Nhật Bản sống tập trung ở phía Nam đất nước, và tập trung tại các thành phố ven biển lớn như Tokyo, Yokohama, Osaka và Nagoya.

Nhật Bản thuộc nhóm các nước phát triển có thu nhập cao trên thế giới với GDP bình quân đầu người năm 2024 cho đến thời điểm hiện tại đạt khoảng 33.140 USD/người (Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tuy nhiên khoảng cách giàu nghèo tại Nhật Bản rất lớn, thu nhập giữa nam và nữ ở Nhật Bản cũng có sự chênh lệch cao. Người tiêu dùng Nhật Bản có thói quen mua sắm đa dạng, từ hàng hóa thiết yếu như thực phẩm, quần áo, giày dép… đến các sản phẩm xa xỉ, giải trí như trang sức, đồ công nghệ, xe các loại…

Các sản phẩm tiêu dùng chủ yếu

Theo số liệu của của OECDStat, người tiêu dùng Nhật Bản dành đến 26% tổng chi tiêu cho nhu cầu về nhà ở, điện nước, và và nhiên liệu khác, dành 16,3% chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống không cồn, 8,8% cho phương tiện vận chuyển/đi lại… (chi tiết xem Bảng… dưới). Như vậy, người tiêu dùng Nhật Bản dành hơn phân nửa chi tiêu cho các sản phẩm/dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu ăn, ở và đi lại của mình.

Bảng: Các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng phổ biến tại Nhật Bản năm 2021

Sản phẩm/dịch vụ tiêu dùng

Tỷ trọng trong tổng chi phí mua sắm của người tiêu dùng

Nhà ở, điện nước, ga và nhiên liệu khác

26%

Thực phẩm và đồ uống không cồn

16,3%

Phương tiện vận chuyển

8,8%

Văn hoá, giải trí

8,5%

Nhà hàng, khách sạn

5,2%

Nội thất, thiết bị gia dụng và bảo trì nhà cửa thường xuyên

4,3%

Sức khỏe

4,3%

Phương tiện truyền thông

3,8%

Quần áo, giày dép

3,2%

Đồ uống có cồn, thuốc lá và chất gây nghiện

2,8%

Giáo dục

1,9%

Sản phẩm và dịch vụ khác

14,9%

Nguồn: OECDStat, 2023

Về xu hướng tiêu dùng tại Nhật Bản

Người Nhật từ lâu đã có xu hướng thích tiêu dùng chất lượng hơn tiêu dùng đại trà, bởi vậy chất lượng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua sắm của người tiêu dùng Nhật Bản. Người dân Nhật Bản sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra mua hàng hoá với giá cao nếu cho rằng giá cả tương xứng với chất lượng. Tuy nhiên, với sự suy thoái kinh tế nhưng những năm trở lại đây, người dân Nhật Bản đang dần quan tâm nhiều hơn đến giá cả và tiêu dùng những sản phẩm có giá thấp hơn. 

Người tiêu dùng ở Nhật Bản nhìn chung rất trung thành với thương hiệu, tuy nhiên điều này phổ biến ở nhóm dân số già hơn là ở thế hệ trẻ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm mới của người dân Nhật Bản đang dần tăng cao, người tiêu dùng cũng dần chấp nhận đổi mới thương hiệu. 

Trước khi ra quyết định mua hàng, người tiêu dùng Nhật Bản có xu hướng tìm hiểu kỹ càng thông tin về sản phẩm, và mạng xã hội trở thành công cụ hữu ích để người Nhật tìm hiểu các thông tin đó. Trên thực tế, người dân Nhật thường xuyên xem các video và theo dõi những người có ảnh hưởng (influencer) để lấy ý kiến về sản phẩm. 

Nhiều năm qua, người tiêu dùng Nhật Bản vẫn có thiên hướng ưu tiên sử dụng sản phẩm nội địa, bởi vậy người Nhật Bản khá miễn cưỡng khi mua sản phẩm nước ngoài. Tuy nhiên, theo thời gian, người tiêu dùng đang dần cởi mở hơn với sản phẩm, thương hiệu từ nước ngoài. Đặc biệt người Nhật ngày càng bị thu hút với các sản phẩm từ các thương hiệu xa xỉ trên thế giới như đồng hồ Thụy Sỹ, rượu vang Pháp… 

Thương mại điện tử cũng đang trong quá trình phát triển tại Nhật Bản. Mua sắm trực tuyến đang thu hút ngày càng nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên các nghiên cứu thị trường cho thấy thương mại điện tử ít phổ biến hơn so với ở châu Âu hoặc Hoa Kỳ mặc dù mạng internet đã phủ sóng hầu hết lãnh thổ Nhật Bản. 

Về vấn đề môi trường, người dân Nhật Bản đã dần quan hơn đến yếu tố môi trường khi mua sắm sản phẩm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không có nhiều người Nhật sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để tiêu thụ các sản phẩm có trách nhiệm với môi trường. 

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI