Tin tức

Bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ (IP) là một trong những lĩnh vực được quan tâm trong khuôn khổ các đàm phán FTA gần đây của các nước phát triển. Sở hữu trí tuệ vì vậy cũng là một chủ đề lớn trong đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định được cho là “thế hệ mới”, “tiêu chuẩn cao” giữa chín nước trong đó có những nước phát triển ở mức độ cao như Hoa Kỳ, phát triển ở mức độ vừa phải như Úc, New Zealand, Singapore, Brunei, Chi lê và cả các nước đang phát triển như Malaysia, Peru, Việt Nam. 

Xem thêm

Bản quyền là lĩnh vực sở hữu trí tuệ điển hình, được ghi nhận và quy định bởi một hệ thống pháp luật chi tiết. Ở các nước thành viên WTO, các quy định về bản quyền tuân thủ những tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của TRIPS. Với phạm vi các đối tượng quyền rất rộng[1], các sản phẩm chịu tác động của bản quyền rất đa dạng, bao gồm sách, tạp chí, giáo trình, phim, truyền hình, phát thanh, nhạc, phần mềm máy tính...

Xem thêm

Sáng chế là một trong những chủ đề gây nhiều tranh cãi trong các đàm phán FTA của Hoa Kỳ nói chung và đàm phán TPP nói riêng. Điều này xuất phát từ các lợi ích trái ngược nhau giữa Hoa Kỳ và các nước đang phát triển như Việt Nam trong vấn đề này. Vì vậy, để có thể đạt được kết quả khả thi trong đàm phán, Việt Nam cần có quan điểm tiếp cận vấn đề từ hoàn cảnh cụ thể của mình và có các phương án đàm phán cụ thể thích hợp.

Xem thêm

Trong đàm phán TPP, bên cạnh những đề xuất về IP áp dụng đối với tất cả các đối tượng liên quan, Hoa Kỳ còn đưa ra đề xuất về độc quyền dữ liệu chỉ áp dụng đối với một số loại sản phẩm nhất định (dược phẩm, nông hóa phẩm). Phân tích tác động tiềm tàng của các đề xuất này cho thấy nếu không thận trọng, Việt Nam sẽ chịu thiệt hại đáng kể. Ngoài ra, liên quan đến dược phẩm, trong khuôn khổ WTO đã có những nguyên tắc riêng về các ngoại lệ đối với quyền sở hữu trí tuệ có lợi cho Việt Nam, và vì vậy cần được cân nhắc đưa vào lời văn TPP.

Xem thêm

Trong đàm phán TPP, trong số các đối tượng được bảo hộ IP, chỉ dẫn địa lý là một mảng tương đối quan trọng với Việt Nam bởi đối tượng này có gắn với một nhóm các sản phẩm nông nghiệp địa phương mà Việt Nam có thế mạnh, đồng thời nó cũng gắn với lợi ích của cộng đồng dân cư nông thôn tham gia sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đó. Vì vậy, việc xây dựng quan điểm tiếp cận và phương án đàm phán phù hợp về chỉ dẫn địa lý, nhằm bảo vệ những lợi ích công cộng đáng kể này cần được thực hiện cẩn trọng.

Xem thêm

Thực hiện Quyết định 06/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tham vấn cộng đồng doanh nghiệp trong các đàm phán thương mại, tiếp tục các khuyến nghị về phương án đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Trung tâm WTO - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tiến hành nghiên cứu xây dựng Khuyến nghị về phương án đàm phán Chương Sở hữu trí tuệ trong TPP.

Xem thêm

Vòng đàm phán lần thứ 12 Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) diễn ra tại Dallas, Texas (Hoa Kì) giữa tháng 5 vừa qua được giới quan sát đặc biệt chú ý khi khái niệm "chuẩn mực kép" được trình làng, gây ra nhiều tranh cãi, và "hứa hẹn" sẽ mang đến nhiều thách thức cho phía Việt Nam, đặc biệt là ngành may mặc và da giày.

Xem thêm

Ngày: 28/6/2012Theo thông tin từ phát ngôn viên Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR), hai cán bộ thương mại cấp cao của Hoa Kỳ đã đến Việt Nam và Malaysia tuần trước, nhằm thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) về vấn đề dệt may trước khi vòng đàm phán tại San Diego bắt đầu.

Xem thêm