Tin tức

Đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa mười một nước trong khu vực APEC nhằm thiết lập một khu vực thương mại tự do hai bờ Thái Bình dương bắt đầu cuối năm 2009. Việt Nam là quan sát viên của đàm phán này từ những Vòng đàm phán đầu tiên và là thành viên chính thức từ tháng 11/2010. Theo dự kiến đầy tham vọng của các nước thành viên TPP thì đàm phán này sẽ tiếp tục được tăng tốc trong năm 2013 với những thảo luận và cam kết cụ thể trong từng lĩnh vực.

Xem thêm

Theo như thông tin mà các quan chức thương mại Hoa Kỳ đưa ra trong hội thảo bên lề vòng đàm phán thứ 15 Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì Hoa Kỳ sẽ không từ bỏ yêu cầu áp dụng quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi (yarn-forward) đối với hàng dệt may trong TPP, tuy nhiên, nước này sẵn sàng tham gia thảo luận nghiêm túc về những linh hoạt có thể đối với quy tắc này mà một số đối tác như Việt Nam đang yêu cầu.

Xem thêm

Vòng đàm phán thứ 15 TPP diễn ra từ ngày 3-12 tháng 12/2012 tại Aukland, New Zealand. Tại đây, các nhà đàm phán tiếp tục đạt được các tiến triển nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các nước về các vấn đề đàm phán. Tuyên bố về các tiến bộ đạt được đã được đưa ra sau cuộc thảo luận gần đây giữa Tổng thống Mỹ Obama và các nhà lãnh đạo của các nước TPP khác. Theo đó các nhà lãnh đạo tái khẳng định ưu tiên của họ nhằm đi đến kết thục một hiệp định thương mại toàn diện càng sớm càng tốt và kết nạp các thành viên mới Canada và Mexico vào đàm phán.

Xem thêm

Vòng đàm phán thứ 14 TPP đã diễn ra tại Leesburg, Virginia từ ngày 6-15 tháng 9/2012. Vòng đàm phán lần này tiếp tục tập trung vào giải quyết những vấn đề quan trọng mà vẫn còn nhiều khác biệt trong quan điểm của các bên.

Xem thêm

Các nhà sản xuất ô tô của Mỹ đang đang gặp khó khăn trong việc tìm ra một giải pháp dung hòa để đưa ra đề xuất về quy tắc xuất xứ (ROO) cho ô tô trong đàm phán TPP. Bởi vì một mặt, nếu áp dụng các quy tắc xuất xứ linh hoạt thì sẽ có lợi cho các nhà sản xuất của Hoa Kỳ khi nhập khẩu linh kiện từ các nhà máy sản xuất mà họ đã đầu tư lớn tại các nước ngoài khu vực TPP như Thái Lan (nơi mà Ford Motor vừa mở rộng sản xuất) và Trung Quốc (nơi General Motors đã đầu tư rất lớn vào liên doanh).

Xem thêm

Vòng đàm phán thứ 15 của Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ diễn ra từ ngày 3 đến 12 tháng 12/2012 tại Auckland, New Zealand. Để tạo điều kiện cho các bên liên quan (doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức xã hội…) trao đổi thông tin cũng như bày tỏ quan điểm và nguyện vọng của mình đối với các nội dung đàm phán, một Diễn đàn bên lề vòng đàm phán (Stakeholder’s Forum) sẽ được tổ chức vào Thứ Sáu, ngày 7/12/2012 tại SkyCity Convention Centre, Auckland, New Zealand.

Xem thêm

Trợ lý Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Christine Bliss đã cho biết ba lĩnh vực dịch vụ ưu tiên của Mỹ trong TPP là phân phối, bảo hiểm và thương mại điện tử tại một sự kiện tài trợ bởi trường đại học Georgetown và Liên minh công nghiệp dịch vụ (CSI).

Xem thêm

Hiệp hội Dệt may và Giày dép Hoa Kỳ (AAFA) hiện đang vận động chống lại Liên minh Hành động vì thương mại sản xuất (AMTAC) Hoa Kỳ trong nỗ lực của AMTAC loại bỏ Việt Nam ra khỏi đàm phán TPP.

Xem thêm

Ngày 13/9/2012, nhân chuyến viếng thăm của các quan chức thương mại cấp cao Hoa Kỳ tới xưởng sản xuất của hãng sản xuất giày thể thao New Balance tại Norridgewock, Maine, hãng này đã lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ giữ nguyên các mức thuế quan hiện đang áp dụng đối với giày dép Việt Nam trong TPP (mức thuế hiện tại là từ 8% đến 37,5%). Việt Nam hiện đang là một trong những nhà xuất khẩu giày dép chính vào Hoa Kỳ và đang kỳ vọng TPP sẽ giúp xóa bỏ các mức thuế hiện tại để gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Xem thêm

Ngày 5/9/2012, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC tổ chức tại Vladivostok, Bộ trưởng Thương mại các nước đối tác trong Đàm phán Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã có cuộc họp rà soát tiến triển đạt được trong các vòng đàm phán vừa qua và đệ trình bản Báo cáo tiến độ lên các nhà lãnh đạo TPP. Các nhà lãnh đạo tiếp tục khẳng định cam kết thúc đẩy đàm phám để có thể đi đến ký kết một hiệp định khu vực toàn diện càng sớm càng tốt và chào đón hai thành viên mới là Canada và Mexico.

Xem thêm