Hoa Kỳ cân nhắc linh hoạt trong vấn đề dệt may
17/12/2012 78Theo như thông tin mà các quan chức thương mại Hoa Kỳ đưa ra trong hội thảo bên lề vòng đàm phán thứ 15 Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì Hoa Kỳ sẽ không từ bỏ yêu cầu áp dụng quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi (yarn-forward) đối với hàng dệt may trong TPP, tuy nhiên, nước này sẵn sàng tham gia thảo luận nghiêm túc về những linh hoạt có thể đối với quy tắc này mà một số đối tác như Việt Nam đang yêu cầu.
Quan điểm linh hoạt đối với dệt may đã được Hoa Kỳ thể hiện trước vòng đàm phán lần này. Theo một số nguồn tin, các quan chức Hoa Kỳ đã có ý tưởng về việc đưa ra hai khả năng giảm nhẹ đối với quy tắc yarn-forward đó là chấp nhận đưa vào điều khoản nguồn cung hạn chế tạm thời và cố định.
Cụ thể, điều khoản nguồn cung hạn chế cố định bao gồm những nguyên liệu mà không được sản xuất trong khu vực TPP và cũng không hi vọng sẽ được sản xuất trong khu vực này sẽ được sử dụng để sản xuất hàng dệt may đáp ứng điều kiện xuất xứ hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP. Quy định này cũng đã có tiền lệ trong những FTA trước của Hoa Kỳ. Còn điều khoản nguồn cung hạn chế tạm thời bao gồm những nguyên liệu hiện tại không được sản xuất trong khu vực TPP nhưng được dự đoán sẽ được sản xuất trong thời gian tới, và do đó cho phép một khoảng thời gian ngắn, thường là trong vòng 3 năm để các sản phẩm sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ TPP này vẫn đáp ứng điều kiện xuất xứ hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP còn sau đó thì không.
Theo các nguồn tin từ ngành dệt may Hoa Kỳ thì tùy thuộc vào việc danh sách nguồn cung hạn chế tạm thời này sẽ được áp dụng thế nào có thể làm suy giảm tác dụng của quy tắc chính yarn-forward. Trong khi đó những người phản đối quy tắc này lại cho rằng khó có khả năng các nước trong TPP có thể chấp nhận việc Hoa Kỳ chỉ linh hoạt bằng các danh sách nguồn cung hạn chế này.
Nguồn: http://insidetrade.com
- Chanh, bưởi, sầu riêng Việt tăng trưởng mạnh tại Canada nhờ CPTPP
- UKVFTA và CPTPP: Xung lực lớn thúc đẩy thương mại Việt Nam - Vương quốc Anh
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản
- Đẩy mạnh xuất khẩu sang Canada theo hình thức mới
- Thương mại 2 chiều Việt Nam - Australia trong 5 tháng đạt gần 5,65 tỷ USD