CPTPP và Hoạt động XDPL: Hoạt động xây dựng văn bản về thuế XNK ưu đãi đặc biệt CPTPP (Nghị định 57/2019/NĐ-CP)
17/11/2021 90Nghị định 57/2019/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện CPTPP giai đoạn 2019-2022 được soạn thảo bởi Bộ Tài chính và được ban hành bởi Chính phủ ngày 26/6/2019, có hiệu lực thi hành cùng ngày. Nghị định được ban hành nhằm triển khai thực thi trên thực tế các cam kết thuế quan của Việt Nam tại Biểu cam kết của Việt Nam trong Phụ lục Chương 2 Văn kiện Hiệp định CPTPP cho giai đoạn 2019-2022 (mặc dù các cam kết thuế quan thuộc diện cam kết áp dụng trực tiếp theo Phụ lục 2 Nghị quyết 72/2018/QH14 phê chuẩn Hiệp định CPTPP).
Nghị định bao gồm (i) phần lời văn với 07 Điều quy định về phạm vi điều chỉnh , đối tượng áp dụng; mô tả ý nghĩa các cột trong các Biểu thuế; các điều kiện đối với hàng hóa nhập khẩu hưởng mức thuế quan ưu đãi đặc biệt theo Nghị định và thủ tục hưởng ưu đãi; và hiệu lực thi hành và (ii) các Phụ lục, bao gồm: Phụ lục I – Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện CPTPP và Phụ lục II – Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định CPTPP và Danh mục hàng hóa và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với xe ô tô đã qua sử dụng áp dụng hạn ngạch thuế quan để thực hiện Hiệp định CPTPP.
Các mức thuế quan ưu đãi tại các Biểu thuế ban hành trong các Phụ lục của Nghị định này được xây dựng dựa trên các mức thuế quan cam kết cho các năm từ năm thứ 1 (đối với Mexico)/năm thứ 2 (đối với Australia, Canada, Nhật Bản, New Zealand và Singapore) đến năm thứ 4/năm thứ 5 của Việt Nam cho hàng hóa xuất khẩu tới hoặc nhập khẩu từ các đối tác CPTPP theo tại Biểu cam kết của Việt Nam trong Phụ lục Chương 2 Văn kiện Hiệp định CPTPP. Các chi tiết dòng thuế (theo mã HS) trong Nghị định này đã được chuyển đổi từ Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN 2012 – ATHN 2012 (Danh mục được sử dụng để xây dựng Bảng cam kết thuế quan của Việt Nam trong CPTPP) thành ATHN 2017 (Danh mục đang có hiệu lực tại Việt Nam vào thời điểm CPTPP có hiệu lực với Việt Nam và sẽ có hiệu lực tới hết 2022).
Căn cứ vào Nghị định này, hàng hóa xuất khẩu tới hoặc nhập khẩu từ Australia, Canada, Mexico, Nhật Bản, New Zealand và Singapore (các nước đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực với Việt Nam, ngày 14/1/2019), nếu thuộc các Biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định và đáp ứng các điều kiện tương ứng (về vận chuyển, chứng từ xuất xứ hàng hóa/tờ khai nhập khẩu…) và thực hiện đúng các thủ tục yêu cầu thì sẽ được hưởng thuế quan ưu đãi mà Việt Nam cam kết theo Hiệp định cho khoảng thời gian 2019-2022. Nghị định có hiệu lực từ ngày ban hành (26/6/2019) tuy nhiên sẽ được áp dụng hồi tố cho các giao dịch xuất nhập khẩu đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan thực hiện từ ngày Hiệp định CPTPP có hiệu lực (14/1/2019) đến ngày ban hành Nghị định.
Bảng 1. Đánh giá hoạt động xây dựng văn bản thực thi cam kết CPTPP về thuế XNK ưu đãi đặc biệt CPTPP
Vấn đề |
Kế hoạch của Việt Nam |
Thực tế thực thi tại Việt Nam |
Nhận xét |
1.Thời gian ban hành |
Nghị quyết Quốc hội: Áp dụng trực tiếp. Quyết định của Thủ tướng, của Bộ Tài chính: 1/2019.
|
Ban hành và có hiệu lực ngày 26/6/2019, có quy định hồi tố. |
Ban hành chậm so với Kế hoạch. Bảo đảm yêu cầu CPTPP về thời hạn hiệu lực từ 14/1/2019 do:
Từ góc độ lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam: Việc ban hành chậm có thể ảnh hưởng nhất định tới việc tận dụng cơ hội CPTPP của doanh nghiệp (do chưa có thông tin đầy đủ để chuẩn bị sẵn sàng cho việc áp dụng hồi tố). |
2.Cách thức nội luật hóa |
Nghị quyết Quốc hội: Áp dụng trực tiếp. Quyết định của Thủ tướng và Bộ Tài chính: Xây dựng Nghị định. |
Nghị định riêng cho CPTPP, không áp dụng chung với các văn bản khác. |
Việc Nghị quyết của Quốc hội cho phép áp dụng trực tiếp cam kết về ưu đãi thuế quan là phù hợp nhằm:
Trên thực tế, quy định về áp dụng trực tiếp các cam kết này có giá trị về pháp lý nhưng phải được bảo đảm thực thi thông qua việc ban hành văn bản nội luật hóa (bởi từ góc độ kỹ thuật, việc thực hiện ưu đãi thuế phải tuân thủ các quy định chi tiết về thủ tục, điều kiện và các vấn đề liên quan trong pháp luật nội địa). Việc ban hành Nghị định để thực thi các cam kết ưu đãi thuế quan là phù hợp với thông lệ trong nước về thực thi cam kết ưu đãi thuế quan đặc biệt theo FTA. |
3.Quá trình soạn thảo |
Quyết định của Thủ tướng và Bộ Tài chính: Xây dựng Nghị định mới có thể theo quy trình rút gọn. |
Thực hiện theo quy trình rút gọn. Bắt đầu soạn thảo 12/2018, tháng 1/2019 có dự thảo lấy ý kiến doanh nghiệp.
Có tham vấn ý kiến doanh nghiệp, VCCI.
|
Quá trình soạn thảo đã lấy ý kiến tham vấn doanh nghiệp và cũng được tiến hành rất sớm (tháng 1/2019 đã có dự thảo). Tuy nhiên việc ban hành bị chậm, chủ yếu do phải tuân thủ quy trình ban hành VBQPPL. Hồ sơ Dự thảo gửi lấy ý kiến VCCI bao gồm Dự thảo, Tờ trình.
|
4.Nội dung và Thực thi |
Không có. |
- Các mức thuế ưu đãi được xây dựng dựa trên các mức thuế cam kết tại Biểu cam kết của Việt Nam cho các năm thứ 1 đến năm thứ 5; - Danh mục các dòng thuế được chuyển đổi từ ATHN 2012 của Biểu cam kết thành ATHN 2017; - Cách thức và nội dung các quy định tương ứng với thông lệ về các Nghị định ban hành các Biểu thuế ưu đãi theo các FTA của Việt Nam; - Có quy định chuyển tiếp cho phép áp dụng hồi tố với giao dịch từ 14/1/2019 đến ngày Nghị định có hiệu lực. |
Các nội dung tương thích với cam kết. Quá trình thực thi không có phản ánh về vướng mắc liên quan tới mức thuế ưu đãi hay các vấn đề khác liên quan. |
Nguồn: Trích dẫn Báo cáo nghiên cứu “Hoạt động xây dựng pháp luật thực thi CPTPP – Đánh giá hiệu quả thực hiện và Hàm ý chính sách” – Trung tâm WTO và Hội nhập
- CPTPP và Hoạt động XDPL: Bối cảnh và cách thức xây dựng pháp luật thực thi CPTPP
- CPTPP và Hoạt động XDPL: So sánh công tác nội luật hóa cam kết CPTPP với các FTA đã có hiệu lực
- CPTPP và Hoạt động XDPL: Mục tiêu của hoạt động xây dựng pháp luật thực thi CPTPP
- CPTPP và Hoạt động XDPL: Các nhóm cam kết CPTPP không phải “nội luật hóa”
- CPTPP và Hoạt động XDPL: Các hoạt động xây dựng pháp luật thực thi CPTPP đã thực hiện trước khi CPTPP có hiệu lực