CPTPP và Hoạt động XDPL: Hoạt động xây dựng văn bản hướng dẫn thực thi cam kết CPTPP về xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Thông tư 62/2019/TT-BTC)

17/11/2021    94

Thông tư 62/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là Thông tư 62) được soạn thảo và ban hành bởi Bộ Tài chính. Thông tư 62 ban hành ngày 05/9/2019 và có hiệu lực thi hành từ 21/10/2019. Thông tư 62 bao gồm 02 phần riêng rẽ, (i) các sửa đổi, bổ sung chung đối với các thủ tục hải quan liên quan tới xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, và (ii) 01 điều khoản riêng về thủ tục hải quan liên quan tới xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP. Điều khoản được bổ sung mới trong Thông tư 62 được xây dựng căn cứ trên một số cam kết tại Chương 3 (Phần B – Thủ tục chứng nhận xuất xứ và Phụ lục B – Yêu cầu thông tin tối thiểu) của Văn kiện Hiệp định CPTPP và nhằm thực thi các cam kết về ưu đãi thuế quan và quy tắc xuất xứ tương ứng của Hiệp định này từ góc độ thủ tục hải quan (phía Việt Nam).

Điều khoản về CPTPP trong Thông tư 62 quy định về việc khai, nộp, kiểm tra, xác minh, từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện Hiệp định CPTPP. Các quy định này được xây dựng trên cơ sở kết hợp các quy định bắt buộc trong các cam kết CPTPP liên quan và các quy định chung theo pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

Căn cứ vào Thông tư này, doanh nghiệp có thể thực hiện các thủ tục, xuất trình các giấy tờ cần thiết liên quan tới xuất xứ hàng hóa để được hưởng thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định CPTPP.

Bảng 1. Đánh giá hoạt động xây dựng văn bản thực thi cam kết CPTPP về xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Vấn đề

Kế hoạch của Việt Nam

Thực tế thực thi tại Việt Nam

Nhận xét

1.Thời gian ban hành

-Quyết định của Thủ tướng: 1/2019;

-Quyết định của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương (phối hợp): 1/2019.

Ban hành ngày 5/9/2019.

Có hiệu lực ngày 21/10/2019, có quy định hồi tố.

Ban hành chậm so với Kế hoạch.

Bảo đảm tuân thủ yêu cầu CPTPP về thời hạn do có quy định về hồi tố.

Từ góc độ tác động lợi ích doanh nghiệp:

  • Mặc dù ban hành muộn nhưng trong giai đoạn chưa có Thông tư 62, đã có 02 Công văn hướng dẫn về vấn đề xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu theo CPTPP, bao gồm (i) Công văn 4470/TCHQ-TXNK ngày 9/7/2019 của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính về việc thực hiện Nghị định số 57/2019/NĐ-CP về Biểu thuế Xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế Nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định CPTPP; và (ii) Công văn số 4993/TCHQ-GSQL ngày 5/8/2019 của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính hướng dẫn về chứng từ chứng nhận xuất xứ trong khuôn khổ CPTPP;
  • Văn bản khi được ban hành có quy định về việc áp dụng hồi tố và việc hồi tố là khả thi. Tuy nhiên, việc ban hành chậm văn bản này có thể ảnh hưởng nhất định tới việc tận dụng cơ hội từ ưu đãi thuế quan CPTPP (do khi chưa có văn bản, doanh nghiệp sẽ không biết cần chuẩn bị sẵn giấy tờ gì để hưởng ưu đãi thuế quan hồi tố).

2.Cách thức nội luật hóa

Quyết định của Thủ tướng và Quyết định của Bộ Tài chính: Xây dựng Nghị định.

Soạn thảo bổ sung 01 điều khoản riêng cho trường hợp của hàng hóa xuất nhập khẩu theo CPTPP vào Thông tư 38/2018/NĐ-CP hướng dẫn chung về xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu (trong quy trình hải quan).

Việc bổ sung thêm các quy định áp dụng riêng cho xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu theo CPTPP vào văn bản áp dụng chung, theo đó trường hợp có quy định riêng thì áp dụng quy định riêng, các vấn đề khác không có quy định riêng thì áp dụng quy định chung là phù hợp bởi:

  • Bảo đảm tuân thủ cam kết CPTPP;
  • Không phải quy định lại các vấn đề chung (mà CPTPP không quy định và vì thế vẫn áp dụng quy định trong pháp luật hiện hành).

3.Quá trình soạn thảo

Quyết định của Thủ tướng: Không đề cập tới quy trình.

Thông tư được soạn thảo theo quy trình thông thường, có công bố Dự thảo trên website của Bộ (tháng 4/2019)

Quá trình soạn thảo bắt đầu chậm (tháng 4/2019 mới tổ chức lấy ý kiến).

Dự thảo được gửi lấy ý kiến VCCI.

Hồ sơ đăng tải/gửi lấy ý kiến chỉ có Dự thảo, không có Tờ trình hay tài liệu liên quan khác.

4.Nội dung

Nghị định về xác minh xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu, hợp tác hải quan và giám sát hải quan (bao gồm cả dệt may).

Thông tư hướng dẫn cụ thể việc khai, nộp, kiểm tra, xác minh, từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện Hiệp định CPTPP trên cơ sở kết hợp các quy trình của Việt Nam với các yêu cầu bắt buộc tại Hiệp định về các vấn đề liên quan.

Ưu điểm

-Quy định hướng dẫn tập trung các vấn đề về xuất xứ riêng áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu trong khuôn khổ CPTPP, do đó thuận tiện để theo dõi, áp dụng;

- Quy định kết hợp với quy trình thông lệ chung của Việt Nam, tương đối nhuần nhuyễn.

Tồn tại

- Quy định tách riêng phần về CPTPP trong Thông tư có thể chưa hợp lý, do (i) Không thống nhất với cách quy định chung của Thông tư 38 (theo đó với mỗi vấn đề, Thông tư 38 quy định nguyên tắc áp dụng chung, sau đó quy định riêng về đặc thù của một/một số FTA về vấn đề đó, nếu có); (ii) Việc áp dụng có thể có khó khăn bởi với mỗi vấn đề, doanh nghiệp không nhận diện được ngay là sẽ áp dụng quy định chung hay quy định riêng CPTPP;

- Có một số vướng mắc trong thực thi (ví dụ thông tin bắt buộc về số tham chiếu trong Tờ khai; xử lý trong trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ cấp lỗi…);

- Cơ quan hải quan đã ban hành Công văn để hướng dẫn về cách xử lý (việc ban hành Công văn cho thấy cơ quan hải quan đã quan tâm chú ý xử lý vướng mắc cho doanh nghiệp, tuy vậy cần lưu ý rằng Công văn không phải văn bản pháp luật, do đó tính pháp lý yếu);

Nguồn: Trích dẫn Báo cáo nghiên cứu “Hoạt động xây dựng pháp luật thực thi CPTPP – Đánh giá hiệu quả thực hiện và Hàm ý chính sách” – Trung tâm WTO và Hội nhập