CPTPP và Hoạt động XDPL: Hoạt động xây dựng văn bản thực thi cam kết CPTPP về biện pháp tự vệ đặc biệt (Thông tư 19/2019/TT-BCT)
17/11/2021 50Thông tư 19/2019/TT-BCT quy định về áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi CPTPP được Bộ Công Thương ban hành ngày 30/9/2019, có hiệu lực từ 14/11/2019. Thông tư này hướng dẫn về biện pháp phòng vệ thương mại trong Chương 6 về phòng vệ thương mại và biện pháp khẩn cấp trong Chương 4 về dệt may của CPTPP.
Thông tư gồm 13 Điều quy định về các nguyên tắc và yêu cầu riêng về quy trình điều tra và áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may (áp dụng riêng cho hàng dệt may nhập khẩu từ các nước CPTPP theo cam kết tại Chương 4 Dệt may CPTPP) và các biện pháp tự vệ chuyển tiếp đối với hàng hóa nhập khẩu từ một hoặc các nước CPTPP. Đối với các vấn đề về quy trình, thủ tục, cách thức áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp mà cam kết CPTPP không đề cập (không có yêu cầu riêng), Thông tư dẫn chiếu tới các văn bản chung về điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ theo quy định của WTO.
Với Thông tư này, trong giai đoạn chuyển tiếp, nhà sản xuất nội địa Việt Nam nếu bị thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng từ việc gia tăng nhập khẩu ồ ạt hàng hóa từ một hoặc các nước CPTPP do Việt Nam cắt giảm thuế quan theo cam kết CPTPP, có thể yêu cầu Bộ Công Thương thực hiện điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt nhằm bảo vệ lợi ích của mình.
Bảng 1. Đánh giá hoạt động xây dựng văn bản thực thi cam kết CPTPP về biện pháp tự vệ đặc biệt
Vấn đề |
Kế hoạch của Việt Nam |
Thực tế thực thi tại Việt Nam |
Đánh giá |
1.Thời gian ban hành |
Quyết định của Chính phủ: 1/2019. Quyết định của Bộ Công Thương: Quý III/2019. |
Ban hành ngày 30/9/2019 Có hiệu lực ngày 14/11/2019, không có quy định hồi tố
|
Ban hành chậm so với Kế hoạch Chính phủ, đúng tiến độ theo Kế hoạch của Bộ Công Thương. Không vi phạm yêu cầu của CPTPP về thời điểm hiệu lực do việc thực hiện các biện pháp tự vệ đặc biệt đối với hàng hóa từ các đối tác CPTPP là quyền của Việt Nam, không phải nghĩa vụ. Từ góc độ lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam:
|
2.Cách thức nội luật hóa |
Quyết định của Chính phủ, BTC: Xây dựng văn bản mới. |
Soạn thảo và ban hành 01 văn bản riêng về các vấn đề liên quan tới biện pháp tự vệ đặc biệt theo CPTPP |
Việc xây dựng một văn bản riêng trong trường hợp này là phù hợp bởi:
|
3.Quá trình soạn thảo |
Quyết định của Bộ Công Thương: Không đề cập tới quy trình. |
Thông tư được soạn thảo theo quy trình thông thường, có công bố Dự thảo trên website của Bộ Công Thương để lấy ý kiến doanh nghiệp (dự thảo 8/2019). |
Quá trình soạn thảo được thực hiện phù hợp với kế hoạch của Bộ Công Thương. Dự thảo được gửi lấy ý kiến VCCI. Dự thảo được đăng tải trên website của Bộ Công Thương, Hồ sơ đăng tải lấy ý kiến có cả Dự thảo và Tờ trình. |
4.Nội dung và Thực thi |
Quyết định của Bộ Công Thương: Văn bản hướng dẫn về phòng vệ thương mại. |
Thông tư gồm 03 phần nội dung chính:
Đối với các vấn đề về quy trình, thủ tục, cách thức áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp mà cam kết CPTPP không đề cập (không có yêu cầu riêng), Thông tư dẫn chiếu tới các văn bản chung về điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu (theo WTO). |
Ưu điểm Quy định rõ các nội dung theo cam kết, với ngôn ngữ pháp lý thích hợp. Thực tế chưa có vụ việc liên quan, do đó chưa đánh giá được ở góc độ thực thi. |
Nguồn: Trích dẫn Báo cáo nghiên cứu “Hoạt động xây dựng pháp luật thực thi CPTPP – Đánh giá hiệu quả thực hiện và Hàm ý chính sách” – Trung tâm WTO và Hội nhập
- CPTPP và Hoạt động XDPL: Bối cảnh và cách thức xây dựng pháp luật thực thi CPTPP
- CPTPP và Hoạt động XDPL: So sánh công tác nội luật hóa cam kết CPTPP với các FTA đã có hiệu lực
- CPTPP và Hoạt động XDPL: Mục tiêu của hoạt động xây dựng pháp luật thực thi CPTPP
- CPTPP và Hoạt động XDPL: Các nhóm cam kết CPTPP không phải “nội luật hóa”
- CPTPP và Hoạt động XDPL: Các hoạt động xây dựng pháp luật thực thi CPTPP đã thực hiện trước khi CPTPP có hiệu lực