Nội dung của CEAP: Dẫn đầu nỗ lực ở cấp độ toàn cầu?
EU hướng tới việc thúc đẩy sự tham gia của tất cả các chủ thể trong EU, ngoài EU trong thực hiện kinh tế tuần hoàn. Để hỗ trợ chuyển đổi toàn cầu sang nền kinh tế tuần hoàn, không phát thải, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, EU sẽ thực hiện nhiều hành động:
- Dẫn đầu nỗ lực ở cấp quốc tế để đạt được một thỏa thuận toàn cầu về nhựa, và thúc đẩy việc áp dụng cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn của EU về nhựa;
- Đề xuất Liên minh Kinh tế tuần hoàn toàn cầu (Global Circular Economy Alliance) nhằm xác định các khoảng trống về kiến thức và quản trị trong việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn toàn cầu và tiến hành các sáng kiến hợp tác với các nền kinh tế lớn;
- Xem xét tính khả thi của việc xác định “Không gian vận hành an toàn” cho việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và cân nhắc khởi xướng các cuộc thảo luận về một thỏa thuận quốc tế về quản lý tài nguyên thiên nhiên;
- Đảm bảo các Hiệp định thương mại tự do phản ánh các mục tiêu mở rộng của nền kinh tế tuần hoàn…
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI